Hồ Chí Minh có câu:
"Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Đạo đức, phẩm chất là một phần quan trọng đối với bản thân con người. Trong đó hiếu thảo là một đức tính vô cùng cần thiết đối với chúng ta. Vậy theo các bạn, như thế nào là hiếu thảo? Trước tiên để biết được ý nghĩa của hiếu thảo thì chúng ta cần phải hiểu thế nào là hiếu thảo? Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. Nhân dân ta có truyền thống hiếu thảo từ bao đời nay. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc. Ca dao có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Họ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sê, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Thật vậy, công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như như “núi Thái Sơn”, như “dòng nước bao la, mênh mông và vô tận”. Bởi thế, mỗi chúng ta cần phải đền đáp lại những công ơn to lớn ấy từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, hiếu thảo, sống sao cho có ích với bản thân, gia đình và xã hội …..Đó chính là lí do vì sao bản thân mỗi người luôn cần có lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Thật vậy, lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Qua đây, bản thân chúng ta – những chủ nhân tương lai của đất nước cũng sẽ nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, của cái nhìn về gia đình, về lòng hiếu thảo và thấm thía rằng: “ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu”
“‘Hiếu’ là chân lý bất biến của trời đất, là đức hạnh cần có của con người. Là một trong những đức tính quan trọng nhất của văn hóa phương Đông nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Từ xưa đến nay, “trung hiếu, lễ nghĩa” luôn được coi là những phẩm cách cao quý trong truyền thống của con người. Trong đó, chữ “Hiếu” đứng vị trí hàng đầu.
Trong “Hiếu kinh”, “Hiếu” thăng hoa lên ở mức độ Thiên lý. “Hiếu kinh” viết rằng: “Phu hiếu, thiên chi kinh dã, đích chi nghĩa dã, dân chi hành dã.” (Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người). “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.
Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cốt lõi của các bậc Thánh Vương thời cổ đại. Từ xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành nên xã hội.
Gia đình giống như tế bào của quốc gia. Gia đình hòa thuận thì đất nước ắt sẽ hòa thuận. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng thì đất nước ắt cũng được như vậy.
Cho nên, từ xưa đến nay khi giáo hóa dân chúng thì việc đầu tiên là “tu thân, tề gia”. Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân không thể thiếu “hiếu đạo”.
Xuyên suốt cuốn “Đệ tử quy” đều giảng về hiếu đạo. Như vậy, rốt cuộc hiếu là gì? Con người hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, hiếu chính là phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng người xưa lại không cho rằng hiếu chỉ là như vậy.
Học trò của Khổng Tử là Tử Du từng hỏi ông về hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Con người ngày nay cho rằng, hiếu thảo cha mẹ chính là nói đến phương diện ăn uống. Họ cho rằng chỉ cần lo cho cha mẹ đủ ăn đủ mặc thì đã là có hiếu rồi. Nhưng nếu mà phụng dưỡng cha mẹ lại khuyết thiếu mất tâm cung kính thì việc cho ăn cho uống kia khác nào cho ngựa ăn đâu?”
Học trò Tử Hạ cũng từng hỏi Khổng Tử về hiếu. Ông nói: “Luôn giữ được vẻ mặt, thái độ vui vẻ với cha mẹ là rất khó. Nếu chỉ giúp cha mẹ công việc, chu cấp ăn mặc thì sao gọi là hiếu được?”
“Sắc mặt” của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai ý nghĩa. Một là khi chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì con phải luôn luôn giữ được sắc mặt ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận là vẻ mặt của cha mẹ có vui vẻ hay không thì con cái vẫn phải thủy chung cung kính. Đây mới thực sự là hiếu thảo và cũng là việc rất khó.
Trong “Đệ tử quy” cũng dạy: “Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.” Ý nói rằng, nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì việc chúng ta hiếu thuận cha mẹ là điều không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, thì chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp với tiêu chuẩn hiếu thuận của bậc thánh hiền.
Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua đã làm tròn được bổn phận hiếu thảo của người con đối với cha mẹ mình.
Một số vị vua có lòng hiếu thảo cảm động trời xanh, được lưu truyền mãi đến ngày nay như Vua Thuấn, Hán Văn Đế, Khang Hy… Đạo hiếu và tấm gương về lòng hiếu thảo của họ vẫn là bài học giá trị cho chúng ta ngày nay học tập.
Là những người cha, người mẹ và là người con, chắc hẳn chúng ta ai cũng hiểu rằng “Khi cha cho con, cả hai đều cười; khi con biếu cha, cả hai cùng khóc”. Hãy dùng tình cảm chân thành của mình để nghĩ và cư xử với cha mẹ mình.
tham khảo bài mk nha!
“‘Hiếu’ là chân lý bất biến của trời đất, là đức hạnh cần có của con người. Là một trong những đức tính quan trọng nhất của văn hóa phương Đông nói riêng và văn hóa nhân loại nói chung. Từ xưa đến nay, “trung hiếu, lễ nghĩa” luôn được coi là những phẩm cách cao quý trong truyền thống của con người. Trong đó, chữ “Hiếu” đứng vị trí hàng đầu.
Trong “Hiếu kinh”, “Hiếu” thăng hoa lên ở mức độ Thiên lý. “Hiếu kinh” viết rằng: “Phu hiếu, thiên chi kinh dã, đích chi nghĩa dã, dân chi hành dã.” (Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người). “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.
Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cốt lõi của các bậc Thánh Vương thời cổ đại. Từ xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành nên xã hội.
Gia đình giống như tế bào của quốc gia. Gia đình hòa thuận thì đất nước ắt sẽ hòa thuận. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng thì đất nước ắt cũng được như vậy.
Cho nên, từ xưa đến nay khi giáo hóa dân chúng thì việc đầu tiên là “tu thân, tề gia”. Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân không thể thiếu “hiếu đạo”.
Xuyên suốt cuốn “Đệ tử quy” đều giảng về hiếu đạo. Như vậy, rốt cuộc hiếu là gì? Con người hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, hiếu chính là phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng người xưa lại không cho rằng hiếu chỉ là như vậy.
Học trò của Khổng Tử là Tử Du từng hỏi ông về hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Con người ngày nay cho rằng, hiếu thảo cha mẹ chính là nói đến phương diện ăn uống. Họ cho rằng chỉ cần lo cho cha mẹ đủ ăn đủ mặc thì đã là có hiếu rồi. Nhưng nếu mà phụng dưỡng cha mẹ lại khuyết thiếu mất tâm cung kính thì việc cho ăn cho uống kia khác nào cho ngựa ăn đâu?”
Học trò Tử Hạ cũng từng hỏi Khổng Tử về hiếu. Ông nói: “Luôn giữ được vẻ mặt, thái độ vui vẻ với cha mẹ là rất khó. Nếu chỉ giúp cha mẹ công việc, chu cấp ăn mặc thì sao gọi là hiếu được?”
“Sắc mặt” của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai ý nghĩa. Một là khi chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì con phải luôn luôn giữ được sắc mặt ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận là vẻ mặt của cha mẹ có vui vẻ hay không thì con cái vẫn phải thủy chung cung kính. Đây mới thực sự là hiếu thảo và cũng là việc rất khó.
Trong “Đệ tử quy” cũng dạy: “Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.” Ý nói rằng, nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì việc chúng ta hiếu thuận cha mẹ là điều không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, thì chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp với tiêu chuẩn hiếu thuận của bậc thánh hiền.
Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua đã làm tròn được bổn phận hiếu thảo của người con đối với cha mẹ mình.
Một số vị vua có lòng hiếu thảo cảm động trời xanh, được lưu truyền mãi đến ngày nay như Vua Thuấn, Hán Văn Đế, Khang Hy… Đạo hiếu và tấm gương về lòng hiếu thảo của họ vẫn là bài học giá trị cho chúng ta ngày nay học tập.
Là những người cha, người mẹ và là người con, chắc hẳn chúng ta ai cũng hiểu rằng “Khi cha cho con, cả hai đều cười; khi con biếu cha, cả hai cùng khóc”. Hãy dùng tình cảm chân thành của mình để nghĩ và cư xử với cha mẹ mình.