Có ý kiến cho rằng: “Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của Châu Á”. Bằng sự hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Giới thiệu khái quát về châu Á:
Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực… Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. Chứng minh sự tăng trưởng kinh tế: Trung Quốc: Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới… Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.Một số nước khác
Sin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng ở châu Á”. Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%. Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”…
* Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN:
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN
* Cơ hội:
+ Nền kinh tê Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
+ Tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực.
+ Có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học- kĩ thuật tiên tến trên thế giới để phát triển kinh tế.
+ Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực.
+ Có điều kiện để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học- kĩ thuật , y tế, thể thao với các nước trong khu vực.
* Thách thức:
+ Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển, thì nền kinh nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu hơn so với các nước trong khu vực.
+ Đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước.
+ Hội nhập nhưng dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc và truyền thống văn hóa của DT