Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


emyeutruong

Chủ đề:

Violympic toán 7

Câu hỏi:

làm giúp m vs

Câu trả lời:

GIÁO DỤC

Vũ khí giúp người Việt đã 3 lần đánh bại Mông - Nguyên

Nguyễn Thanh Điệp 09:26 26/12/2019

Dù 3 lần phải đối đầu với đạo quân Mông - Nguyên hùng mạnh, quân dân nhà Trần vẫn đánh bại kẻ địch.

Thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mông Cổ (Mông - Nguyên) đã chinh phục được những vùng đất rộng tới hơn 24 triệu km2, thống trị khoảng 100 triệu dân trải dài từ châu Á sang tận Đông Âu.

Thế nhưng, đạo quân xâm lược tàn bạo đó cuối cùng 3 lần bị chặn đứng bởi nhà Trần vào các năm 1258, 1285, 1287-1288 khi cố mở rộng lãnh thổ xuống khu vực Đông Nam Á.

3 lần đánh quân Mông - Nguyên tan tác

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, cuộc xâm chiếm Đại Việt lần thứ nhất nằm trong kế hoạch chinh phạt lớn của đế chế Mông Cổ. Theo tính toán của Mông Kha, chiếm được Đại Việt sẽ làm bàn đạp diệt Nam Tống, chiếm lĩnh hoàn toàn phía Nam Trung Quốc.

Trong cuộc chiến lần thứ nhất này, Mông Cổ huy động khoảng 5.000 kỵ binh thiện chiến, 20.000 quân Đại Lý thông thạo địa hình rừng núi giáp vùng biên cương Đại Việt.

Sau cuộc chạm trán đầu tiên và thất bại ở Bình Lệ Nguyên, nhà Trần tiến hành rút quân chiến lược, tránh đối đầu trực tiếp với quân Mông Cổ đang hừng hực khí thế, trước khi đánh bại chúng ở trận Đông Bộ Đầu vào ngày 29/1/1258.

Vó ngựa Mông - Nguyên chinh phục khắp châu Á đã lần đầu tiên gục ngã trước Hào khí Đông A.

Vu khi giup nguoi Viet da 3 lan danh bai Mong - Nguyen hinh anh 1 011489162331312170321490crop1489162351507.jpg

Quân Mông - Nguyên.

Đầu năm 1284, vua Nguyên (triều đại người Mông Cổ thành lập sau khi xâm chiếm Trung Quốc) lại sai Thoát Hoan mang đội quân đông đảo và thiện chiến xuống phía Nam.

Sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đánh bại quân ta ở một số nơi. Trước sức mạnh của kẻ địch, Trần Quốc Tuấn rút quân chiến lược về Vạn Kiếp.

Tháng 2/1285, Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đem binh thuyền tấn công Vạn Kiếp. Sau đó, địch tổ chức bao vây 10.000 quân ta tại Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra tại đây.

Sau trận này, quân ta rút về đóng trên sông Hồng, tập trung thủy quân và xây dựng các chiến lũy bằng gỗ trên bờ nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời gian cho việc sơ tán quân dân khỏi kinh thành theo kế “vườn không nhà trống”.