Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Qanhh pro

giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:
a, Có công mài sắt có ngày nên kim
b, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
c, ăn phải nhai, nói phải nghĩ

Sách Giáo Khoa
7 tháng 1 2020 lúc 12:33

a) Câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” được hợp thành từ những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng bổ ích và cần thiết cho con người. Về mặt nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói, nếu một người chịu bỏ công sức ra cố gắng mài khối “sắt” thì một ngày nào đó nó sẽ trở thành một cây “kim”. Song không chỉ đơn giản như vậy , khối “sắt” ấy còn được hiểu như những công việc to lớn, khó khăn nhất mà gần như không thể thực hiện được.Và hình tượng cây “kim” chính là kết quả, sự thành công mà ta đạt được sau một quá trình dài chăm chỉ, quyết tâm với thử thách. Từ đó ta thấy được, nếu biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng. Vì thế, nói tính kiênn trì nhẫn nại là thành phần không thể thiếu của sự thành công thật đúng đắn.

Khách vãng lai đã xóa
Kieu Diem
7 tháng 1 2020 lúc 12:38

a)có công mài sắt có ngày nên kim

1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

2. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"

* Nghĩa đen

+ Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu

+ Một hình ảnh ít ai tin được

* Nghĩa bóng

+ Lòng kiên trì của con người

+ Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người

+ Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách

Không có kiên trì thì không làm được gì hết

b. Bàn luận vấn đề

+ Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta

+ Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta

+ Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn

+ Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

c. Ý nghĩa câu tục ngữ

+ Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì

+ Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được

d. Chứng minh lòng kiên trì

+ Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

b)một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

“Lá lách đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”… Truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn của dân tộc ta xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể. Cha ông ta từng nói:

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” cũng mang hàm nghĩa ấy.

Trong câu tục ngữ “Một ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “tàu” chỉ máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Ngựa là một loài vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lượng thực nhiều. Nhưng khi “một con ngựa đau” mà “cả tàu không ăn cỏ” điều đó cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình.

Câu tục ngữ mang hàm ý rất sâu sắc: khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam. Điều đó được thể hiện rất rõ trong đời sống hàng ngày.

Trong gia đình mỗi chúng ta, khi có người bị ốm, những thành viên khác cũng rất lo lắng, bồn chồn. Bạn có nhớ lần bạn bị ốm, mẹ đã thức suốt đêm để chăm cho bạn ngủ, mẹ thay khăn chườm, mẹ đắp lại chăn… Bố cũng ăn cơm không ngon, người đi công tác mà liên tục gọi điện về hỏi thăm tình hình của bạn. Bạn cũng chẳng thể nào quên ngày bố đi công tác xa vào đúng đợt rét tăng cường. Mẹ nghe dự báo thời tiết mà đứng ngồi không yên vì bố chủ quan không mang áo rét. Bạn cũng vì thế mà bồn chồn đi lại…

Trong lớp học của chúng ta cũng vậy. Khi có một bạn bị ốm phải nghỉ học, các bạn khác chợt thấy thiếu vắng mà lòng nao nao buồn. Sau buổi học, ai cũng cố sắp xếp thời gian đi thăm bạn. Lại nữa, nếu trong lớp học có bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lớp chắc chắn sẽ có một quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ bạn trong đời sống sinh hoạt.

Không chỉ vậy, tấm lòng đồng cảm sẻ chia với những người có hoàn cảnh bất hạnh không bó hẹp trong một gia đình, một lớp học mà lan rộng trong cộng đồng xã hội. Những em bé lang thang cơ nhỡ, những cụ già không nơi nương tựa, những trẻ em tật nguyền, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn… khiến trái tim của bao người rung lên thương cảm. Biểu hiện sinh động của những tấm lòng nhân ái là sự phát triển của những hoạt động từ thiện. Ta có thể kể đến quỹ “Vì người nghèo”, quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ ủng hộ trẻ em nghèo hiếu học… Như vậy, không chỉ một nhóm, một tập thể mà cả cộng đồng xã hội đã quan tâm, chia sẻ với nỗi đau của những người bất hạnh.



Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
7 tháng 1 2020 lúc 12:34

b) Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
7 tháng 1 2020 lúc 12:35

c) Lời ăn tiếng nói luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ” như một kim chỉ nam cho mỗi người trong cuộc sống hôm nay. Câu nói khuyên mỗi chúng ta trước khi nói một điều gì đó cần phải suy nghĩ một cách chín chắn, kỹ lưỡng, tránh nói năng thiếu suy nghĩ và coi đó là việc làm cần thiết giống như việc khi ăn ta phải ăn uống từ tốn, nhai kỹ nuốt chậm. Đó đều là những kỹ năng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Lời ăn tiếng nói là một trong những cách để thể hiện chính con người mình, trình độ học vấn, đạo đức con người. Những lời nói dễ nghe, lịch sự thể hiện bạn là một con người văn minh, có học thức, tôn trọng người đối diện, ngược lại những lời nói bậy bạ, tục tĩu, bốp chát lại khiến người khác nghĩ bạn là một người thiếu văn hoá, vô đạo đức. Hơn nữa, một lời nói đôi khi cũng quyết định đến cả cảm xúc của người đối diện và không khí của cuộc giao tiếp, do đó, ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng trước khi bật ra lời nói để thể hiện suy nghĩ của mình. Nói đúng nơi, đúng hoàn cảnh , phù hợp với tâm trạng của người khác, thì người đối diện cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng, an ủi, và có thiện cảm với ta hơn. Nói năng thiếu suy nghĩ, động chạm vào nỗi đau, nỗi khổ của người khác, cho dù có lúc lời nói ta cho là có ý tốt hay bình thường với người ta , nhưng khi nói ra, sự cảm nhận ấy khác hẳn với những gì mà chính bạn cảm nhận, điều đó sẽ không chỉ làm ta mất thiện cảm với người khác mà đôi khi còn là sự xúc phạm đến người đối diện. Câu nói của ông cha ta đã thực sự đề cao vai trò của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống nói chung và giao tiếp nói riêng, tuy vậy ngoài ra còn có rất nhiều những câu ca dao tục ngữ khác cùng thời cũng đề cao vấn đề này như “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong cuộc sống hôm nay, khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì yêu cầu trong khả năng giao tiếp, ăn nói cũng được đề cao hơn hết. Nó giúp con người đạt được những thành công nhất định, hoà hợp được với những người xung quanh, có được những cơ hội tốt nhất để phát triển. Vậy nên, mỗi người cần rèn luyện lời năng tiếng nói của mình, nói năng lịch sự, có chừng mực, tôn trọng mọi người, tránh nói những lời khó nghe, bậy bạ, xúc phạm người khác. Là một người trẻ trong thế hệ trẻ hôm nay, bài học đúng đắn mà ông cha ta đề ra lại càng có giá trị hơn nữa. Nó là một hành trang cần thiết để chúng ta chuẩn bị bước vào cuộc sống sau này.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cao Thư
Xem chi tiết
Vi Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Quynh Dang
Xem chi tiết
Dung Thùy
Xem chi tiết
Minh Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
linh nguyễn ngọc
Xem chi tiết
hue tran
Xem chi tiết