Văn bản ngữ văn 7

Hoa Moc Lan

Giải thích câu tục ngữ : Trẻ cậy cha, già cậy con ?

Gấp lắm ạ !

Huong San
2 tháng 5 2018 lúc 14:39

Đạo lý truyền thống “Trẻ cậy cha, già cậy con” của người Việt Nam bao đời nay là khi cha mẹ già cả sẽ sống chung với con cái của mình để con cái tiện việc chăm sóc. Nhưng xã hội bây giờ có nhiều thay đổi về quan niệm sống do tác động của văn hoá ngoại du, do tính chất công việc của người trẻ luôn luôn bận rộn… thì đạo lý truyền thống ấy có còn được đón nhận một cách thoải mái hay đó chỉ là sự ràng buộc trách nhiệm?

Khi con được nhận quá nhiều…

Lúc bé thơ đón nhận sự yêu thương, bao bọc của cha mẹ là điều tất yếu. Cha mẹ hy sinh vô điều kiện cho những đứa con của mình được chăm sóc tốt nhất. Nhưng khi con cái đã trưởng thành, có cuộc sống riêng thì dù không phải là tất cả, nhưng chắc chắn trong mỗi người cũng có lúc nào đó xuất hiện cảm giác bố mẹ già đôi khi làm phiền cuộc sống riêng của mình. Điều đó không nói lên rằng chúng ta bất hiếu, mà đó cũng là điều dễ cảm thông khi hai thế hệ cùng sống dưới một mái nhà – khác nhau về suy nghĩ, về nếp sinh hoạt… Hơn nữa, dù là ở nông thôn hay thành thị thì khi trưởng thành, mỗi người sẽ có những công việc riêng, đều tận tâm tận sức làm việc để vun vén cuộc sống gia đình nên họ không có nhiều thời gian chăm sóc bố mẹ. Nhất là những người sống tại thành phố mà bố mẹ vẫn ở quê thì việc trực tiếp chăm lo cho bố mẹ thường xuyên duờng như là điều không thể. Xa bố mẹ cũng xót lòng lắm chứ, nhưng còn công việc, còn sự nghiệp và gia đình riêng… Tất cả đều là những lý do chính đáng, trong khi bố mẹ lại luôn động viên con cái phải phấn đấu để thành công. Thế mới biết sự hy sinh của bố mẹ lớn lao đến nhường nào!

Dẫu vậy, vẫn không ít người trốn tránh trách nhiệm của phận làm con. Cách quê chẳng bao xa, nhưng cả năm đôi ba lần mới về thăm cha mẹ già. Về chớp nhoáng hỏi cha mẹ dăm ba điều, biếu ít tiền rồi lại mải miết đi… Không biết khi quay lưng đi, có đứa con nào kịp nghe tiếng thở dài nao lòng hay kịp ngoảnh lại để chợt thấy giọt nước mắt như muốn chảy vào trong của mẹ mình không? Thậm chí, có những người sinh được một đàn con, khi bé tất cả đều sống trong vòng tay của cha mẹ. Giờ lớn lên, vẫn những đứa con ấy – tất cả đều ở gần, nhưng cuối cùng bố mẹ vẫn không biết đâu là “nhà thật” của mình, bởi chúng nó chia nhau mỗi tuần, mỗi tháng từng đứa đón bố mẹ về nuôi. Bố mẹ cứ phải theo cái vòng luân phiên do chính con mình sắp đặt mà không có sự lựa chọn, rồi đôi khi lại nghẹn đắng lòng khi nghe chúng tị nạnh việc chăm sóc mình. Nhiều khi ở cùng nhà mà như có bức tường ngăn cách vô hình, bởi từ sáng tới tối, con cháu bận tối mặt với công việc, học tập. Muốn nói chuyện cùng đôi khi cũng khó, không biết nói gì, bàn luận gì với chúng. Thôi đành quanh quẩn làm bạn với người giúp việc, cây cảnh, chim muông và với những bạn già cùng cảnh ngộ. Thèm lắm nghe tiếng cháu kể chuyện bà nghe mà cháu chỉ vùi đầu vào sách vở, rảnh là ôm lấy chiếc máy vi tính. Rồi còn những chuyện cơm không lành, canh không ngọt khi cha mẹ bất đồng quan điểm với con cái trong nếp nghĩ, trong sinh hoạt… Từ những chuyện nhỏ, tích tụ lâu dần sẽ thành khoảng cách giữa những thế hệ.

… Mà vẫn quên những điều thiêng liêng!

Ngẫm thật sâu sẽ thấy dù ta có bao nhiêu lý do chính đáng cho cái sự vô tâm của mình, thì vẫn còn day dứt tới vô cùng nếu bất chợt thấy ánh mắt của bậc sinh thành ngóng mãi về phía ta đi. Tạo hóa như một vòng tròn. Chúng ta gồng mình làm việc, phấn đấu cũng là vì chúng ta cũng đang là bố, là mẹ của những đứa con, cũng làm hết sức để luôn dang rộng tay chăm lo, bao bọc cho con mình, để rồi sau này về già, ta cũng là những ông bố, bà mẹ như bố mẹ mình bây giờ. Vì có cha, có mẹ nên ta đã trưởng thành. Nhưng có lẽ ta quên rằng, con dù lớn vẫn là con của mẹ. Trong nhịp sống hối hả, những người con đã và đang quên rằng ta đang đánh rơi điều gì đó thiêng liêng của tình mẫu tử thì có lẽ phải tự dừng lại để ngẫm và đừng để đánh rơi thêm nữa. Không có người cha, người mẹ nào sống mãi với chúng ta để chúng ta có thể nói “Giá như…”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nhung Chu
Xem chi tiết
Trang Quỳnh
Xem chi tiết
Diệp Dương Vỹ
Xem chi tiết
Diệp Dương Vỹ
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thúy Hiền
Xem chi tiết
Huyok
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết