Câu 1: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
_ Nuôi lợn rất nhàn hạ, nhàn đến mức ko khác j ''ăn cơm nằm''.
_ Nuôi tằm khổ cực, hầu như phải túc trực đêm ngày, khó khăn như ''ăn cơm đứng''
Câu 2: Thuận vk thuận ck tát bể đông cx cạn
Vợ chồng đồng lòng, nhất trí, hoà thuận với nhau thì việc khó đến mấy cũng sẽ thành công.
Câu 3: Sông sâu còn có kẻ đò,
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.
_Nghĩa đen: Sông tuy sâu nhưng vẫn có người đò thuyền qua được, lòng dạ Cngười ko đo được.
_Nghĩa bóng: Khó mà đoán được lòng dạ con người
Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng là câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm: chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.
- Nuôi tằm ăn cơm đứng: chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.
Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn
Gia đình là nền tảng của xã hội mà trong đó vợ chồng là nhân vật chính. Vợ chồng mà thương yêu nhau, Chồng nói vợ nghe, vợ muốn chồng chiều, luôn luôn thuận hòa thì mọi sự đều xuôi thuận. Câu ca dao: "thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn" cho ta thấy khi vợ chồng đồng thuận thì sự việc gì khó khăn đến đâu cũng có thể giải quyết được. Việc tát biển đông thì là một việc không thể làm được cho nên câu "thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn" chỉ có tính cách ẩn dụ để khuyên vợ chồng nên cư xử với nhau trên nhịn dưới nhường, luôn luôn hòa nhã với nhau mới có thể tạo được hạnh phúc.
Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng
Ahuhu chịu thôi -khó quá