Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hung Phung

giá trị nhân đạo trong đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

B.Thị Anh Thơ
11 tháng 9 2019 lúc 13:16

Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Truyện Kiều là kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, cũng là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều vừa có giá trị lớn về mặt nội dung vừa có giá trị về mặt nghệ thuật.

Phân tích các đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, ta thấy được tác giả đã thương xót cho sô’ phận bất hạnh của Thuý Kiều cũng là thương xót cho sô’ phận bất hạnh của biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ.

Thân bài

a) Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh

– Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông dành cho nhân vật Thuý Kiều. Thuý Kiều là người con hiếu thảo. Trước cảnh gia biên, nàng đã bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Bằng bút pháp ước lộ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Con người Kiều, tài sắc của Kiều đã trở thành món hàng đem ra mua bán. Mụ mối và Mã Giám Sinh Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ. Không những thê”, chúng còn: Cò kè bớt một thêm hai. Nguyễn Du đã cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh cân sắc cân tài. Nguyễn Du thấu hiểu tâm trạng Kiều. Đoạn thơ chứa chan tinh thần nhân đạo là ở những chi tiết nội dung ấy.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Kiều không chịu tiếp khách làng chơi nôn nàng tìm đến cái chết. Nhưng rồi nàng đã được cứu sông. Tú Bà dỗ ngon ngọt và cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Thực ra Kiều bị giam lỏng tại nơi đây. Đây chính là điểm khởi đầu cho con đường lưu lạc đầy đau thương, tủi nhục của nàng Kiều. Ngòi bút của Nguyễn Du như nhỏ lệ khi miêu tả cảnh vật thông qua tâm trạng của Thuý Kiều. Giữa thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn biết Bốn bề bát ngát xa trông. Một cảm giác cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng xâm chiêm tâm hồn nàng. Nàng xót xa cho thân phận, số kiếp mình:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Phải chăng đó chính là nỗi xót xa của tác giả dành cho những con người bất hạnh như Thuý Kiều.

b) Giá trị nhân đạo thế hiện ở chỗ tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp về phẩm chất của chị em nàng Kiều

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều bằng những lời tuyệt mĩ.

Tả Thuý Vân, ngòi bút của Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng:

Vân xem trang trọng khác vời

Hai chữ trang trọng nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.

Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Nụ cười tươi như hoa. Giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc. Làn tóc mềm mại, thướt tha đẹp hơn mây trời. Màu trắng của tuyết đặt bên màu da của Vân vẫn còn thua bởi da của Thuý Vân không chỉ trắng, mịn màng như tuyết mà còn có cả sức sông tràn trề của người con gái bước vào tuổi dậy thì.

Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiêu nữ. Chân dung của Thuý Vân là chân dung mang tính cách sô’ phận, vẻ đẹp của Vân tạo sự êm đềm hoà hợp với xung quanh. Mây thua, tuyết nhường nôn nàng sẽ có cuộc đời suôn sẻ.

Phải là người biết yêu quý cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp, Nguyễn Du mới có được sự miêu tả như thế.

Ca ngợi Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về hình thức mà tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp về mặt tâm hồn, về sự tài hoa.

Câu thơ đầu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều: Kiều càng sắc sảo, mặn mà. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về mặt tâm hồn.

Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lộ thu thuỷ (nước mùa thu), xuân sơn (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một giai nhân tuyệt thế. Diều đáng nói ở đây là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lộ làn thu thuỷ – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sông động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt, … Còn hình ảnh ước lộ nét xuân sơn – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Nhưng khi tả Kiều, tác giả chỉ dành một phần để tả về sắc, còn dành hai phần để gợi tả tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cà cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), hoạ (vẽ). Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường năng khiếu bẩm sinh. Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Từ ăn đứt có tác dụng khẳng định sự vượt trội của Thuý Kiều trong việc tài đàn so với mọi người. Cực tả tài đàn của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Khi tả Thuý Vân, tác giả chỉ dùng từ thua, nhường để so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của Vân. Nhưng miêu tả Thuý Kiều, tác giả dùng những từ chỉ mức độ cao hơn ghen, hờn. Điều đó cho ta thấy, trước vẻ đẹp tuyệt vời của Thuý Kiều, thiên nhiên cũng phải ghen, phải hờn giận.

Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Cao hơn nữa, tác giả đã dùng câu thành ngữ nghiêng nước nghiêng thành để cực tả vẻ đẹp của nàng.

Ca ngợi Thuý Kiều, tác giả còn ca ngợi tấm lòng giàu tình cảm, thuỷ chung của Thuý Kiều đôi với Kim Trọng và tình cảm, ý thức trách nhiệm, đức hi sinh của Thuý Kiều đôi với cha mẹ, gia đình.

Rõ ràng, phải là người có tấm lòng yêu thương con người mới thấy hết được vẻ đẹp của những con người bất hạnh để mà ngợi ca. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thuý Kiều đã giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

Giá trị nhân đạo còn thể hiện qua thái độ khinh hỉ của tác giả đối với những kẻ buôn người

Tác giả vạch trần bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh một kẻ buôn người nhưng lại đội lốt sinh viên trường Quốc Tử Giám.

Về ngoại hình: chải chuốt, bảnh bao:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Về hành động, cử chỉ:

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.

Về bản chất:

Cò kè bớt một thêm hai.

Kết thúc vấn đề

Giá trị nhân đạo của các đoạn trích nói riêng, Truyện Kiều nói chung được thể hiện đậm nét qua ba nội dung chính:

+ Tấm lòng xót xa, thương cảm cho những con người tài hoa mà bất hạnh.

+ Ca ngợi vẻ đẹp về mặt ngoại hình, tài năng và tâm hồn của những người con gái có sô phận bất hạnh.

+ Thái độ khinh bỉ của tác giả đối với những kẻ buôn người – Qua các đoạn trích, ta thấy nhà thơ có một trái tim nhân đạo bao la. Thật đúng là Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều (Tô Hữu).


Các câu hỏi tương tự
Lộc Nguyễn Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trâm
Xem chi tiết
Lưu Ly
Xem chi tiết
Chưa Có Người iu
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Vợ Kim Taehyung :)))
Xem chi tiết