[Ôn thi vào 10- Ngữ Văn]
"Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ".
(Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.38)
Lấy câu nói trên làm gợi ý, em hãy viết một bài văn ngắn chủ đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé.
Bài viết hay nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng hoc24.vn!
có bạn nào có thể giúp mình viết giàn ý bài văn:
" em hãy kể lại cuộc trò chuyện của em với cây bút chì "
*notes: hoặc các bạn có thể tra gg copy vào giúp mình ( vì mình tra không ra )
cảm ơn nếu bạn có thể giúp, nếu các bạn có thể giúp thì mình cam on rất nhìu<3
Có thể vẫn còn không ít bạn cho rằng lẽ sống là khái niệm to tát, không cần nghĩ đến làm gì, song, tien sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh:"Lẽ sống là điều bạn tự giải mã khi trả lời câu hỏi, minh sống vì điểu gì? Phải chăng đó là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ. Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy chọn cho mình một niềm vui và làm một việc có ich". Thật vậy, tuổi trẻ không đến hai lần. Xác định lẽ sống không là điều gì... ghê gớm. Chúng ta phải có khát vọng và nỏ phải rõ ràng, thậm chi là cần có cả tham vọng, bởi điểu đó làm chủng ta đi xa hơn.Tuổi trẻ cần dám nói, sống hết mình, sống thật với mình, biết kiện nhẫn, dám làm và dảm chơi -chơi làm sao để đó là phương tiện hữu ích cho cuộc sống. Quan trọng nhất, các bạn vẫn luôn là chinh minh, không phải là bản sao ai khác".Vậy với bạn, lẽ sống của Sạn là gì? (Theo Đing để tuổi trẻ lãng phỉ - Bích Dậu, Tienphong.vn 31/01/2008)
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2.Xác định phép liên kết câu, liên kết đoạn trong đoạn trích.
Câu 3.Theo anh/chị, vì sao Lẽ sống cần được bắt đầu bằng nội lực của bạn?
Câu 4. Chi ra và phân tích tác dụng BPTT trong câu: “Phải chăng đỏ là sống có ich, sống nhân hậu; biết lạc quan, biết ước mơ và biết phấn đấu, phân khúc cuộc đời để thực hiện những kế hoạch mình ấp ủ.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi để làm rõ luận điểm sau: Tuy thất bại đem lại tổn thất nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời
Chuẩn bị cho ngày 8-3, lớp trưởng họp các bạn nam trong lớp. Trong cuộc họp, các bạn có ý kiến như sau:
Bạn A: Cậu nói kế hoạch cuả cậu ra đi để chúng mình cùng bàn bạc.
Bạn B: Cậu là lớp trưởng cậu bảo làm gì thì làm đấy. Tớ không có ý kiến.
Bạn C: (Không nói gì. Nhưng sau buổi họp lại nói ra, nói vào): “Nó cậy mình là lớp trường toàn bắt bọn mình làm theo ý nó. Kế hoạch thì chẳng có gì là hay”
Con có nhận xét gì về hành động của 3 bạn trên? Nếu con là một bạn nam trong cuộc họp, con tán thành với hành động của bạn nào? Vì sao?
Miếng bánh mì cháy
(1) Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.
(2) Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”.
(3) Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.
(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)
Từ nội dung văn bản trên, hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học cách chấp nhận sai sót của người khác.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh)
1, Việc lặp lại "con không...con không" ở khổ 1,2 thể hiện thái độ gì của nhân vật?
2, Hãy thử lí giải tại sao người cha lại dặn con: "Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào"
3, Những lời chia sẻ trong khổ cuối gợi cho em suy nghĩ gì?
4, Đọc bài thơ này em có liên tưởng đến bài thơ nào đã học?
5, Nêu nội dung chính.
6, Em có suy nghĩ gì về lời dặn của người bố
Chủ đề 8/2023 - Văn học cùng VICE, nhận thưởng 12GP
Hãy quan sát bức ảnh dưới đây và trả lời yêu cầu sau: Bạn có cảm nghĩ gì về thông điệp bức ảnh này? Bạn muốn gửi gắm điều gì đến thế hệ cộng đồng học sinh qua bức ảnh này?
Tiêu chí đánh giá:
- 1GP: đúng bố cục bài văn, đúng phương thức biểu đạt và phong cách lập luận. Trình bày mạch lạc.
- 1GP: đúng chính tả, diễn đạt các câu từ cũng như các dấu câu. Trình bày dễ hiểu.
- 3GP: độ dài bài văn.
- 5GP: trả lời yêu cầu câu hỏi thuyết phục, chuẩn xác và có đầy đủ dẫn chứng, dữ liệu hợp lí.
- 2GP: bài văn có tính truyền cảm hứng.
Tổng: 12GP. Chúc các bạn có bài làm thật tốt!
Ở cuối bài thơ: "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan có một cụm từ rất đặc biệt, đó là cụm từ "ta với ta". Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến cũng kết thúc bằng cụm từ "ta với ta"
Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (9-10) câu phân tích để làm rõ giá trị biểu đạt của cụm từ trên trong 2 văn bản, giúp người đọc thấy được sự khác nhau về nội dung của cụm từ đó ở hai tác phẩm
nhanh hộ em với