Văn bản ngữ văn 8

Bảo Dương

Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về người nông dân trước cách mạng tháng 8 và trong kháng chiến chống Pháp qua 2 tác phẩm ''Lão Hạc' của Nam Cao và ''Làng'' của Kim Lân

Mn ai bt cái này giúp mk vs ạ !!!!!

nguyen thi vang
24 tháng 5 2018 lúc 19:24

Mình phân tích tác phẩm "Lão Hạc", còn tác phẩm "Làng" thì mình chưa học, bạn thông cảm nhé !

* Tác phẩm "Lão Hạc" - Nam Cao :

- Người nông dân Việt Nam có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương :

+ Nhà nghèo, già yếu

+ Vợ mất sớm

+ Không lấy được vợ cho con

+ Sống với một con chó

+ Làm thuê để kiếm ăn

+ Ốm => phải ăn vào tiền dành dụm

- Người nông dân VN bị đẩy đến đường cùng (bế tắc, túng quẫn)

+ Làng mất vé sợi => Không kiếm được việc làm + mất mùa

+ Lão bị ốm => Ăn vào tiền của con

+ Bán cậu Vàng => gửi tiền, vườn

+ Sống lay lắt qua ngày (kiếm gì ăn nấy...)

+ Xin bả chó => tự tử

- Người nông dân VN tìm đến kết cục bi thảm :

+ Lão chuẩn bị chu đáo cho cái chết

+ Bán chó => gửi tiền làm ma

+ Gửi vườn lại

+ Xin bả chó => tự tử.

Bình luận (0)
Linh Phương
24 tháng 5 2018 lúc 19:45

Bạn tham khảo dưới đường link này nhé!

=> Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao và truyện ngắn Làng của Kim Lân – Dương Lê

Bình luận (0)
Minh Hoàng Phạm
25 tháng 5 2018 lúc 20:03

Người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp:

+ Có tình yêu Đất Nước mãnh liệt, căm thù giặc. (tác phẩm Làng.).

+ Phải sống trong tình cảnh nghèo khổ, không lối thoát.

+

Bình luận (0)
Đạt Trần
25 tháng 5 2018 lúc 22:30
1. Mở bài: - Giới thiệu về đề tài và nhân vật trong hai tác phẩm. - Trước và sau Cách mạng đề tài người nông dân luôn dược quan tâm... - Cả hai nhà văn đều rất am hiểu đời sống và tâm lý người nông dân... - Lão Hạc- người nông dân nghèo khổ nhưng phẩm chất trong sáng, nhân hậu giầu tình thương. - Ông Hai- người nông dân có tình yêu làng quê, đất nước chân thành, tha thiết.......... 2. Thân Bài: + Khái quát chung về người nông dân trước và sau cách mạng tháng Tám Họ đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao động cần cù, có phẩm chất, nhân cách trong sáng..... + Cuộc đời và số phận nhân vật Lão Hạc: - Lão Hạc được Nam Cao viết năm 1943, tác giả dựng lên bức tranh chân thực về người nông dân VN nghèo đói, xác xơ trên con đường phá sản bần cùng, thê thảm qua nhân vật Lão Hạc. - Đây là người nông dân tiêu biểu cho những con người thấp cổ bé họng chịu số phận bi thảm bị xã hội thực dân nửa phong kiến đưa đẩy đến bước đường cùng. ( Vợ chết sớm......con trai lão bỏ đi... sau trận ốm lai tiêu gần hết số tiền dành dụm...lão rơi vào cảnh khốn cùng, lão bán cậu Vàng và chuẩn bị cho cái chết. Lão gửi ông giáo ba sào vườn và tiền làm ma rồi ăn bả chó chết một cách đau đớn, thê thảm). => Số phận Lão Hạc tiêu biểu cho người nông dân VN trước CM tháng Tám. Cuộc đời đói nghèo, bị đẩy tới bi kịch thê thảm do XHTDPK dã man tàn bạo, áp bức bóc lột người nông dân đến tận xương tủy. Cái chết của Lão Hạc là lời lên án, tố cáo xã hội bất công phi nhân đạo. + Cuộc đời và số phận nhân vật Ông Hai: - Kim Lần viêt truyện ngăn Làng sau CMT8 năm 1945, khi đất nước đã giành được độc lập. Số phận người nông dân như ông hai đã được CM giải phóng không còn áp bức của phong kiến, thực dân, nhưng dân tộc lại đương đầu với kháng chiến tái xâm lược của TD Pháp. Ông Hai đã được làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. - Ông Hai đi tản cư cùng đồng bào kháng chiến. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng Chợ Dầu giầu đẹp và giàu tinh thần kháng chiến. Ông nghe tin Làng Chợ Dầu theo giặc. Ông xấu hổ, đau đớn, nhục nhã ê chề . Lương tâm ông cắn rứt, giằng xé thù làng và quyết tâm đi theo Cụ Hồ, theo kháng chiến.. Sau tin được cải chính lòng ông vui phơi phới. Ông khoe với mọi người làng ông bị đốt sạch, nhà ông cũng vậy. Với ông, đó là một minh chứng xác đáng để rửa tiếng nhơ làng theo giặc. => Câu chuyện về ông Hai- người nông dân yêu làng, yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến được tác giả tái hiện chân thực, sinh động và hấp dẫn. + Sự tương đồng và khác biệt của hai nhân vật. * Nét chung: Cả hai nhân vật đều là những người nông dân hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, lao động cần cù, có phẩm chất trong sáng, nhân cách cao cả. * Nét riêng: + Họ sống ở hai giai đoạn lịch sử khác nhau của. + Lão Hạc sống trong chế độ nửa thực dân, phong kiến, người nông dân lúc đó chưa tiếp cận được với ánh sáng của Đảng nên đời sống vẫn chìm trong tối tăm, không lối thoát. Không có người dẫn đường chỉ lối, lão phải tìm đến cái chết thê thảm... + Ông Hai được hưởng cuộc sống độc lập, không phải chịu một cổ hai tròng nhưng phải cùng đất nước đương đầu với TDP xâm lược. Ông yêu quý Đảng, yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, nguyện đi theo CM. =>Nhân vật Ông Hai được đổi đời nhờ ánh sáng của Đảng và bác Hồ. Ông đã có nhiều tiến bộ về nhận thức tư tưởng: người nông dân không chỉ dừng lại ở tình yêu thương con, lòng nhân hậu, một người cha mẫu mực như Lão Hạc, mà đã tiến lên một bước đó là tình yêu làng, yêu nước, yêu kháng chiến: đồng thời đây cũng là điểm khác biệt trong cách XD nhân vật và tầm nhìn của hai nhà văn viết về người nông dân trước và sau CM.  Qua hai tác phẩm 2 hình ảnh người nông dân trước và sau cách mạng nhưng dù trong hoàn cảnh nào hình ảnh người nông dân Việt nam vẫn sáng lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. 3. Kết bài: đánh giá nâng cao, mở rộng vấn đề. - Nam Cao và Kim Lân đều là những nhà văn có sở trường viết về người nông dân. - Thế giới nghệ thuật trong 2 tác phẩm là khung cảnh làng quê thôn dã quen thuộc, hình tượng người nông dân lam lũ, tần tảo, nhân hậu. - Ở Nam Cao có khă năng khái quát đời sống, xã hội và con người ở mức cao. Ông luôn trăn trở , đau xót về số phận con người, về nhân phẩm, về sự đói nghèo, sự vùi dập con người. Lúc đó Nam Cao chưa đến được với CM, với ánh sáng của Đảng nên nhìn số phận người nông dân có phần bi quan, cùng đường như Lão Hạc. - Còn ở Kim Lân với truyện ngắn Làng và nhân vật Ông Hai nhà văn đã được trải nghiệm qua cuộc tổng khởi nghĩa CMT8, ông thấy được vai trò to lớn của người nông dân trong cuộc giải phóng dân tộc nên nhân vật Ông Hai được xây dựng ở vị trí của con người làm chủ đất nước sẵn sàng hi sinh tài sản, tính mạng cho CM. Đó là nhận thức rất tiến bộ của nhân vật cung như chính nhà văn.
Bình luận (0)
Ami Ngọc
25 tháng 5 2018 lúc 22:54

Đề tài về người nông dân là đề tài quen thuộc của văn học cách mạng. Cùng viết về đề tài này nhưng mỗi nhà văn khai thác những phương diện khác nhau tạo nên sự phong phú về hình tượng người nông dân.


Những người nông dân - ông Hai và lão Hạc trong tác phẩm của Kim Lân và Nam Cao vừa có điểm chung lại có sự khác biệt độc đáo.
Họ đều là những người nông dân hiền lành, chân chất, giàu lòng tự trọng.


Ông Hai yêu tha thiết làng Chợ Dầu của mình và đau đớn, nhục nhã khôn xiết khi biết tin làng theo giặc để rồi vỡ òa trong niềm vui sướng khi nghe tin cải chính. Tình yêu làng của ông Hai là tình yêu trong lành, nguyên sơ. Và tình yêu ấy tưởng chừng như là tình yêu vị kỉ nhưng lại cao cả vô cùng khi ông Hai sẵn sàng từ bỏ làng nếu làng theo giặc bởi ông theo cách mạng, theo cụ Hồ. Như vậy, tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước và tình yêu nước kết nối những người nông dân với nhau.


Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại trải qua cuộc đời khốn khó nhiều bi kịch. Lão sống cô đơn với tuổi già cùng con chó Vàng bởi con trai lão vì phẫn chí đã bỏ đi đồn điền cao su biền biệt không về. Lão giành tình yêu cho cậu Vàng, chăm sóc nó, yêu thương nó, chia sẻ vui buồn với nó nhưng rồi vì đói kém mà lão phải đau đớn bán nó đi. Bán cậu Vàng đi, lão đau khổ biết chừng nào và lão cũng bắt đầu chuẩn bị cái chết của riêng mình. Vì không muốn phạm vào tiền bòn vườn của con trai, lão đã sống khổ sống sở để rồi chọn cái chết đau đớn, vật vã bằng bả chó. Lão chết đi trong nỗi cô đơn vì chẳng có lấy người thân nào ở cạnh. Lão chết đi trong nỗi cô đơn khi hàng xóm chẳng ai hiểu tâm tư của lão, chỉ thấy lão gàn dở và xấu xa. Lão chết đi vì trọng danh dự và vì tình phụ tự. Ở lão Hạc, Nam Cao đã làm nổi bật lên vẻ đẹp nhân cách sáng ngời ngay trong sự tăm tối của đói nghèo. Lão không đánh mất nhân cách như nhiều nhân vật khác trong các sáng tác của Nam Cao, cho đến lúc vật vã với cái chết, lão vẫn ttong trẻo, đẹp đẽ bởi nhân cách sáng ngời.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Khánh Chi Trần
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Hoàng Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết