Văn bản ngữ văn 8

Nguyễn Quỳnh Trang

em hãy giới thiệu với bn nước ngoài về ngày tết cổ truyền ỏ quê em

Công chúa ánh dương
3 tháng 1 2018 lúc 20:43

Anna thân mến!

Mình đã nhận được thư của Anna từ tuần trước. Nhưng vì ở Việt Nam, chúng mình đang bận thi hết học kì nên chưa thể hồi âm cho Anna ngay được. Bạn thân mến! Bạn biết không! Khi đọc hết lá thư đến từ nước Anh xa xôi và yêu quý, mình đã rất mừng. Mình vui vì cuối cùng bạn cũng đã quyết định đến đây và lại còn chọn mình làm người tiền trạm nữa. Giới thiệu về đất nước mình ư? Xin thưa cùng bạn, đó quả thực là một yêu cầu thật khó. Bởi bạn biết không, trên đất nước yêu dấu của mình có biết bao điều đáng tự hào và cần giới thiệu. Nhưng dù sao mình cũng rất hiểu, những chỉ dẫn của mình sẽ giúp nhiều cho chuyến du hành của Anna.Anna biết không, mình rất tự hào vì nước mình đã có lịch sử hơn bốn ngàn năm xây dựng và phát triển. Trải dài theo chiều lịch sử thì các yếu tố như văn hóa, phong tục, địa lí… cũng theo đó mà lần lượt hình thành. Khác với nước Anh, Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới. Ở đây thời tiết nóng ẩm hơn. Vì thế nếu bạn đến nước mình mà không phải vào mấy tháng cuối của năm thì hầu hết ban ngày có nắng. Nắng ở nước mình nhiều khi khiến bạn bị sạm da chứ không phải nắng nhạt như ở xứ sở sương mù.Thời tiết ấm nóng lại kèm theo độ ẩm nhiều khiến cho cây cối luôn luôn xanh tốt. Thiên nhiên ưu đãi còn ban cho nước mình rất nhiều cảnh đẹp. Hẳn khi đọc cuốn sách mà mình gửi sang tháng trước, bạn đã biết đến vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, của Động Phong Nha, của Đà Lạt hay của Sa Pa bốn mùa lành lạnh trong sương giăng mây phủ. Thế nhưng dù sao đó cũng chì là những điều ban biết qua sách vở. Mình tin rằng, khi bạn tận mắt chứng kiến những cảnh đẹp này thì bạn sẽ còn trầm trồ và thán phục nhiều hơn.Đến nước mình, du khách còn vô cùng thích thú khi được tham dự những chương trình lễ hội. Được tìm hiểu những phong tục tập quán của Việt Nam. Những điệu hò, câu hát suốt từ Bắc chí Nam, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc chắc chắn sẽ khiến Anna rất hài lòng. Đến đây, Anna cũng sẽ được thường thức nhiều món ăn dân tộc rất ngon và thú vị. Nếu bạn đến những trung tâm lớn như Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh… thì ẩm thực sẽ trở thành một phần tất yếu trong chuyến đi của bạn. Có thể nói qua ẩm thực, bạn sẽ hiểu biết thêm nhiều điều khác về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Thực ra, lễ hội ẩm thực cũng mới chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng văn hóa của nước mình. Cũng như ở một số nước phương Tây, nước mình còn nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc. Đó là những đền đài lăng tẩm được xây dựng rất cầu kì theo lối cổ của phương Đông. Những công trình ấy luôn đem đến cho du khách những niềm say mê thần bí.Anna thân mến! Đến thăm đất nước mình bạn sẽ khám phá ra nhiều điều tuyệt diệu. Ở đây bạn sẽ được đón tiếp một cách nồng hậu chân thành bởi những người dân hiếu khách. Bạn biết đấy! Họ chính là những người góp phần làm nên lịch sử nước Việt Nam – một quá khứ hào hùng mà cả năm châu từng biết đến. Thế nhưng sống giữa thời bình, người dân nước mình bao giờ cũng rất tự hào và thân thiện.Bạn thân mến! Những lời giới thiệu của mình trên đây chỉ là những gợi ý nhỏ thôi. Thế nhưng mình hi vọng với những gì mà Anna đã từng được nghe và từng được đọc, cậu sẽ hiểu thêm nhiều điều về đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng mình. Những người Việt Nam thân thiện luôn sẵn sàng và vui mừng chào đón bạn đến thăm. Hẹn gặp lại trong một ngày gần nhất.

Tham khảo nhé: chúc bạn học tốt

Bình luận (1)
Công chúa ánh dương
3 tháng 1 2018 lúc 20:44

Mary thân mến,

Mình rất vui khi trở thành một người bạn tốt của bạn, và qua bức thư của bạn, mình có thể hình dung về một đất nước tươi đẹp với mùa đông tuyết phủ trắng trên các mái nhà và trôn đường phố. Mình còn có thể tưởng tượng ra những con đường rộng chạy dài men theo bờ biển quanh co, rồi những đường phố san sát những tòa nhà cao tầng. Đất nước của bạn thật hiện đại và tráng lệ. Còn đất nước của mình ra sao chắc bạn cũng rất tò mò muốn biết.

Mary thân mến, đất nước của mình là một miền đất có những vùng quê thật thanh bình và đẹp đẽ. Ở đây, thời tiết được chia làm bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân tiết trời thường ấm áp và cây cối xanh tươi mơn mởn. Mùa hạ nắng vàng rực rỡ trải khắp đường phố. Đến mùa thu, tiết trời rất đẹp, nắng không quá gắt mà là một cái nắng nhạt dịu dàng cung với những ngọn gió heo may khiến cho con người cảm thấy tâm hồn mình thật nhẹ nhõm. Cuối cùng là mùa đông, mùa đông của đất nước mình không đủ lạnh để có những bông tuyết trắng nhưng cũng đủ để mỗi người cảm nhận được cái lạnh của thiên nhiên ban tặng.

Nơi mình ấn tượng nhất là những miền quê yên bình, ở đó có rặng tre xanh rì bao bọc quanh những ngôi làng nhỏ bé. Vào mùa hè, tre vươn cành lá xanh làm thành những bóng râm che mát cho dân làng. Bạn có biết không, đối với người dân Việt Nam chúng mình, đặc biệt là đối với người sống ở làng quê thì cây tre đã trở thành những người bạn gần gũi thân quen. Đến làng quê Việt Nam ở đồng bằng Bắc bộ, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những rặng tre, những bụi tre ở khắp nơi. Trên đường làng, tre chạy dọc hai ven đường, như hai bức tường rào kín, đáo. Vào những ngày hè nắng gắt oi ả, đi dưới rặng tre xanh ấy bạn sỗ cổ cảm giác thích thú bởi những âm thanh xào xạc của bụi tre đang đung đưa trong gió, bạn còn được hưởng một cảm giác mát mẻ, yên bĩnh khiến bạn có thể tạm quên đi cái nóng bức oi ả của những ngày hè. Dưới bụi tre, bạn sẽ bắt gặp những chú trâu hiền lành đang ăn cỏ. Đến từng ngôi nhà nhỏ, bạn cũng có thể thấy những bụi tre nhỏ mọc ngay đầu ngõ, dáng cong cong như bàn tay khổng lồ đang che chắn ngôi nhà nhỏ. Vào những đêm rằm, trăng như một ngọn đèn treo lơ lửng dưới ngọn tre.

Tạm biệt những rặng tre xanh, bạn sẽ bắt gạp những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Vào mùa lúa đang thời con gái, khắp cánh đồng được bao phủ bởi một màu xanh mơn mởn, đi ngang qua những cánh đồng ấy bạn sẽ thấy một mùi hương ngọt ngào của lúa. Trong ánh chiều chạng vạng, thấp thoáng trên cánh đồng là những đàn cò trắng bay. Đến mùa lúa chín, những cánh đồng xanh mướt đó được thay thế bởi một màu vàng rực rỡ. Trên khắp cánh đồng bà con tấp nập, hối hả đi gặt lúa về. Khắp nơi trong ngõ xóm đều rộn rã tiếng cười.

Bạn biết không, lũ trẻ con chúng mình thì thích nhất những ngày hè được vui chơi thỏa thích. Quê mình nằm sát vùng trung du nên cũng có những quả đồi nhỏ. Ngày hè, bọn mình thường rủ nhau lên đồi, nơi có những cây cọ thân cao vút với những tán lá to tròn như chiếc ô. Mỗi khi gió thổi qua cả rừng cọ lại tấu lên những bản nhạc như đánh thức cả khu rừng vốn yên tĩnh, vắng vẻ. Trên những ngọn đồi cao, trong khe đá có con suối nhỏ chảy róc rách, trong vắt. Khắp quả đồi, màu tím của hoa sim, hoa mua rừng kiêu hãnh đung đưa theo gió. Dạo chơi trên những cánh đồng hay những ngọn đồi này sẽ giúp bạn quên đi những cái mệt mỏi do ngày hè nóng bức đưa lại.

Vào mùa xuân, cảnh sắc ờ đây càng trở nên đẹp hơn bởi khắp nơi đều khoác trên mình một màu xanh non, mỡ màng của những mầm non vừa hé nở. Những cái cây ngày nào trông khô cứng sù sì như không có sự sống, bây giờ bỗng vươn mình bật ra những chiếc lá xanh non đến ngỡ ngàng. Cả thiên nhiên như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Đến nơi đây vào những ngày xuân công vô cùng thú vị.

Bạn có thấy thiên nhiên của nước mình như một bức tranh thật đẹp không? Đây chỉ là một góc nhỏ trong toàn bộ bức tranh của đất nước mình nói riêng và của cả thế giới nói chung. Bức tranh của quê mình cùng với bức tranh quê bạn hợp chung lại sẽ tạo thành một bức tranh vẽ thế giới của chúng ta thật xinh đẹp, muôn màu muôn vẻ phải không bạn. Mình rất yêu tổ quốc mình, hơn thế là tất cả những gì có trên trái đất này.

Mary thân mến, đất nước mình còn rất nhiều điều mình muốn kể với bạn, nhưng phải hẹn bạn ở những lá thư sau. Bạn hãy đọc lá thư này và nhả hồn về đất nước mình, bạn sẽ thấy như đang lạc vẻ một miền quê xinh đẹp và hiền hòa ấy. Đó chính là nơi đã sinh ra mình và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Sau này dù có đi đâu mình vẫn nhớ mãi về nơi đó, một miền đất thật bình yên phải không Mary?

Tạm biệt bạn. Hẹn gặp bạn trong những lá thư sau.

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 1 2018 lúc 20:44

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

Bình luận (0)
Thảo Phương
3 tháng 1 2018 lúc 20:44

Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).

Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 20:53

Tết Nguyên Đán, còn gọi Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả hay chỉ đơn giản Tết, là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hoá của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương Lịch hay Tết Tây, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch và nói chung kéo dài khoảng 5–6 ngày, tạo điều kiện cho những thành viên gia đình sinh sống làm ăn ở nơi xa có thể về quê vui cảnh đoàn viên ít ngày. Nhưng ý nghĩa thiêng liêng nhất của Tết ở chỗ nó là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, bỏ qua hiềm khích cũ. Lòng người nào cũng tràn đầy hoài bão về hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân Tiết (春節, chữ Tết là từ chữ Tiết), Tân Niên (新年) hoặc Nông Lịch Tân Niên (農曆新年).

Ngày đầu năm này cũng gọi là ngày Mồng Một Tết, ngày bắt đầu của một dịp lễ cổ truyền long trọng nhất trong năm của người Việt. Có những thời điểm trước đây chuỗi ngày Tết được kéo dài hơn hiện nay, người ta "ăn Tết" (tận hưởng Tết) đến Mồng Tám, Mồng Chín tháng giêng (tháng một Âm lịch); nói chung khi nào những công sở, trường học còn nghỉ thì còn Tết. Tết là dịp hội hè vui chơi sau một năm lao động vất vả, và là dịp để những người tha phương tìm về sum họp với gia đình, cùng nhau tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Người Việt Nam tin rằng vào ngày Tết mọi thứ đều phải mới, phải đổi khác, từ ngoại vật cho đến lòng người, vì vậy khoảng mươi ngày trước Tết họ thường sơn, quét vôi nhà cửa lại. Họ cũng tất bật đi sắm sửa quần áo mới để mặc trong dịp này. Trong những ngày Tết họ kiêng cữ không nóng giận, cãi cọ. Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi. Mọi người đi thăm viếng nhau và chúc nhau những lời đầy ý nghĩa. Trẻ em sau khi chúc Tết người lớn còn được lì xì bằng một phong bì đỏ thắm có đựng ít tiền dành cho chúng tiêu xài ngày Tết.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Giang Ly
Xem chi tiết
Hoang văn vui
Xem chi tiết
Đặng Thu Hiền
Xem chi tiết
Dấu tên
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Binh
Xem chi tiết
vũ khánh chi
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
Dang Thi Thuy Linh
Xem chi tiết