OK MIK SẼ GIÚP BẠN
NÈ
Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Tuy vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thuỷ, buổi đầu dựng nước. Chúng ta đều biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử nhiều ngàn năm, có nhà nước Văn Lang tồn tại lâu dài hàng nghìn năm. Trong thời gian dài như vậy, dân tộc Văn Lang đã hình thành nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình; trong đó, lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng, nhân ái của người Việt Nam là “bản sao” của “nhân” trong Nho giáo và “từ bi” trong Phật giáo. Theo chúng tôi, nhận định đó chưa thoả đáng. Trong lịch sử, Nho giáo và Phật giáo từng được xem là quốc giáo và tồn tại suốt hàng ngàn năm trong lịch sử nước ta; do vậy, nó có ảnh hưởng đến tình cảm đạo đức của người Việt Nam là điều tất yếu. Song, điều đó không có nghĩa là lòng nhân ái của dân tộc ta xuất phát từ Nho giáo và Phật giáo. Bởi lẽ, Nho giáo và Phật giáo vào Việt Nam sau khi nhà nước Văn Lang đã được hình thành hàng nghìn năm. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, khi du nhập vào Việt Nam, “nhân” của Nho giáo và “từ bi” của Phật giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến lòng nhân ái của người Việt. Nhưng ảnh hưởng đó bị “khúc xạ” bởi sự chắt lọc những nhân tố thích hợp cùng với sự Việt hoá “từ bi” của Phật giáo, “nhân” của Nho giáo, tạo nên một nét riêng cho lòng nhân ái của người Việt Nam.
Thật vậy, vốn có lòng thương người, khi bắt gặp “nhân” của Nho và “từ bi” của Phật, dân tộc ta đã trân trọng và nâng những giá trị này lên như một nguyên lý đạo đức phổ biến trong cả cộng đồng.