Trình bày giá trị biểu đạt của các chi tiết nghệ thuật đc nhà thơ nguyễn Đức Mậu sd thành công trg bài thơ sau
Mùa xuân
"Mùa xuân hạt mưa đi chơi
Hàng cây gội tóc hoa tươi cài đầu
Đon mạ chạy ra đồng sâu
Đan trên mặt nc 1 màu áo xanh
Bầy chim líu ríu trên cành
Sáo nâu tập ns, vàng anh tập chào
Quả cau rời khỏi cây cau
Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em
Quả chuối mặc áo vàng thêm
Quả cam đậu ở cành mềm chơi đu
Bầy én chẳng quản trời mưa
Thoi đưa dệt vải cho mùa xuân sang"
Giúp mik vs, mai mik nộp rồi😭😭😭😭
Help me😖😖😖😖
Chúc mn học tốt, giúp mik vs nha, mik đg cần gấp, cảm ơn mn ạ❤❤❤❤
Trong bốn mùa thì mùa xuân đẹp nhất, một sức sống tràn đầy của thiên nhiên, lòng người. Mùa xuân trong mắt trẻ thơ cũng có sự thay đổi đột biến vui tươi hớn hở. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu với “Mùa xuân” viết cho thiếu nhi có những nét phát hiện tinh tế, thú vị...
Bắt đầu là “hạt mưa đi chơi”. Mưa xuân dịu nhẹ lấm tấm mịn màng cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt mưa đi chơi là sự rong ruổi đưa đến những niềm vui bất ngờ háo hức. Tất cả đều ở trạng thái hiếu động: “Đon mạ chạy ra đồng sâu” rồi “Sáo nâu tập nói, Vàng anh tập chào”, tất cả đều ùa vào một không gian ríu rít như mới khởi đầu. Ở đây ta được hòa vào thiên nhiên như chính mình cũng đang được: “Hàng cây gội tóc hoa tươi cài đầu”. Cái hay của bài thơ là nhà thơ chọn lọc những chi tiết rất sinh động và gần gũi yêu thương không cần phải chuyền tải những lời giáo huấn mà cứ tự nhiên nhuần nhị thấm nhuần vào tình cảm của các em: “Quả cau rời khỏi cây cao/ Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em”. Nhà thơ không nói “Cau rụng” mà “Cau rời” như một động thái tự nguyện chủ động để “rủ lá trầu” như rủ bạn chơi vậy.
Những cây trái xum xuê quanh mình đều như khởi sắc tròn đầy. Từ: “Quả chuối mặc áo vàng thêm”, nhà thơ không nói chuối chín mà chỉ ra sắc chín “áo vàng thêm”. Một sự chín tới từ trong tình cảm yêu thương hòa sắc đồng vọng với sự ngọt ngào. Ở đây ta chú ý đến một chi tiết rất mùa xuân, mùa lễ hội: “Quả cau đậu ở cành mềm chơi đu”, không chỉ là sắc vàng chín mà còn là sự tung tẩy bay bổng rất hợp với trí tưởng tượng của các em.
Đặc biệt hai câu thơ cuối vừa khép lại vừa mở ra với bầy chim én - vốn là loài chim trở về khi xuân đến. Chim én như là một tín hiệu của mùa xuân “Thoi đưa dệt vải cho mùa xuân sang” là nhịp cầu để bắc sang xuân. Và ta vẫn còn nghe âm vọng tiếng thoi đưa dệt vải trong kí ức, trong trí tưởng tượng từ những đường bay ngang dọc của chim én để dệt nên đan cài vào nhau một bức tranh mùa xuân thật sinh động và mới mẻ.
Tham khảo :
Trong bốn mùa thì mùa xuân đẹp nhất, một sức sống tràn đầy của thiên nhiên, lòng người. Mùa xuân trong mắt trẻ thơ cũng có sự thay đổi đột biến vui tươi hớn hở. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu với “Mùa xuân” viết cho thiếu nhi có những nét phát hiện tinh tế, thú vị... Bắt đầu là “hạt mưa đi chơi”. Mưa xuân dịu nhẹ lấm tấm mịn màng cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt mưa đi chơi là sự rong ruổi đưa đến những niềm vui bất ngờ háo hức. Tất cả đều ở trạng thái hiếu động: “Đon mạ chạy ra đồng sâu” rồi “Sáo nâu tập nói, Vàng anh tập chào”, tất cả đều ùa vào một không gian ríu rít như mới khởi đầu. Ở đây ta được hòa vào thiên nhiên như chính mình cũng đang được: “Hàng cây gội tóc hoa tươi cài đầu”. Cái hay của bài thơ là nhà thơ chọn lọc những chi tiết rất sinh động và gần gũi yêu thương không cần phải chuyền tải những lời giáo huấn mà cứ tự nhiên nhuần nhị thấm nhuần vào tình cảm của các em: “Quả cau rời khỏi cây cao/ Rủ lá trầu vào mừng tuổi bà em”. Nhà thơ không nói “Cau rụng” mà “Cau rời” như một động thái tự nguyện chủ động để “rủ lá trầu” như rủ bạn chơi vậy. Những cây trái xum xuê quanh mình đều như khởi sắc tròn đầy. Từ: “Quả chuối mặc áo vàng thêm”, nhà thơ không nói chuối chín mà chỉ ra sắc chín “áo vàng thêm”. Một sự chín tới từ trong tình cảm yêu thương hòa sắc đồng vọng với sự ngọt ngào. Ở đây ta chú ý đến một chi tiết rất mùa xuân, mùa lễ hội: “Quả cau đậu ở cành mềm chơi đu”, không chỉ là sắc vàng chín mà còn là sự tung tẩy bay bổng rất hợp với trí tưởng tượng của các em. Đặc biệt hai câu thơ cuối vừa khép lại vừa mở ra với bầy chim én - vốn là loài chim trở về khi xuân đến. Chim én như là một tín hiệu của mùa xuân “Thoi đưa dệt vải cho mùa xuân sang” là nhịp cầu để bắc sang xuân. Và ta vẫn còn nghe âm vọng tiếng thoi đưa dệt vải trong kí ức, trong trí tưởng tượng từ những đường bay ngang dọc của chim én để dệt nên đan cài vào nhau một bức tranh mùa xuân thật sinh động và mới mẻ.