Văn bản ngữ văn 7

Long Hải Phan

em có suy nghĩ gì về ước mơ của cô bé bán diêm(lò sưởi ,cây thông nô en,bàn ăn,hai bà cháu bay lên)

momochi
30 tháng 9 2019 lúc 17:01

Mỗi người sinh ra đều có một cuộc sống do tạo hóa đem lại. Đối với cô bé bán diêm có mảnh đời bất hạnh mất bà và mẹ, phải số với người ba lạnh lùng. Dù thế, em bé vẫn cố gằng bán diêm kiếm sống qua ngày. Đến một ngày kia, cả ngày không bán được bao diêm nào, trời lại lạnh, em bé bán diêm quyết định rằng sẽ không về nhà. Lúc đó. em liều mình quẹt diêm lên và thấy những mộng tưởng như được sưởi ấm, ăn nó, hạnh phúc trong vòng tay của người bà quá cố. Nhưng khi những que diêm tắt cũng là lúc mộng tưởng ta biến, sự thật quay trở lại. Từ đó, ta cảm nhận em bé bán diêm cũng giống như bao ngươi khác khát khao tình thương, được ăn ngon, mặc ấm, ngủ yên, những ước mơ quá đẹp. Ta cũng cảm nhận rằng nhận định về những ước mơ của những em bé nghèo khó trở thành sự thật Từ đó, ta nói ai cũng có quyền ước mơ và có khả năng biến ước mơ đó thành sự thật.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
30 tháng 9 2019 lúc 18:21

Tham khảo :

Em bé cần một que diêm để có lò sưởi, một que diêm để có bàn ăn, một que diêm để có cây thông Noel. Nhưng em cần 1 bao diêm để níu bà. Em bé lúc này cần tình yêu thương hơn bao giờ hết, hơn tất cả những thứ vật chất kia...

Nguồn : Nguyễn Thị Hồng Nhung

À dù thế nhưng bạn vẫn cần đi sâu vào phân tích hành động của em bé bán diêm, ẩn trong đó là sự vô tâm của cả xã hội, nên lấy nhiều dẫn chứng ( đối lập với hoàn cảnh của cô) để khiến người đọc thấy được hoàn cảnh của cô như thế nào. Chẳng phải vô tình mà em đốt nhiều que diêm để được nhìn thấy bà hơn là những đồ ăn kia. Phải chăng những lần trước em bật lên sưởi để mong ước một bữa ăn trọn vẹn, đầy đủ, nhưng khi bà em hiện thì đó lại là níu giữ kí ức.Tác giả tạo nên hành động đó phần nào cho ta thấy được sự ghẻ lạnh, vô tâm của nhưng người xung quanh và hơn hết là tình người vượt trên tất cả thông qua hình ảnh của hai bà cháu.

Bình luận (0)
Trúc Giang
30 tháng 9 2019 lúc 18:53

Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh
Xem chi tiết
Long Hải Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Bui Anh Tien
Xem chi tiết
Huy Ly
Xem chi tiết