Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Hồ Nguyễn Trung Hiếu

“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận” (Euripides).

Anh (chị) nghĩ thế nào về câu nói trên?

 

 

Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:40
a. Mở bài:- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.b. Thân bài:b.1. Giải thích:“Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống à tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.“Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người.b.2. Bàn luận:- Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.- Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.- Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta.Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca à thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận.b.3. Mở rộng:- Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính.- Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước.b.4. Phê phán:- Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…) à Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời.Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi. à những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình.b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động:- Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời.- Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn.- Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thểc. Kết bài:- Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người.- Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình.- Liên hệ bản thân
Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
9 tháng 6 2016 lúc 9:41

Bài làm tham khảo:

1. Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói)

+ Giải thích câu nói:

“Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?”

Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một đứa trẻ mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trưởng thành.

Trong thế kỷ 21, trước những thử thách mới từ cuộc sống hiện đại, vai trò của gia đình cũng có nhiều thay đổi, khi những hình mẫu gia đình nhiều thế hệ dần ít đi thay vào đó là gia đình hạt nhân, rất đơn lẻ. Vì vậy, dịp lễ lễ Tết chính là cơ hội để bạn hướng con về nguồn cội và dạy con hiểu về tầm quan trọng của gia đình một cách sâu sắc nhất.

= > Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?

Giáo dục gia đình là nhân tố quan trọng và có vai trò thiết thực trong tiến trình “thành nhân” của một con người; Đứa trẻ được sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia đình và của xã hội.

Chính trong gia đình mà con người học được bài học đầu tiên là tình thương yêu nhau, được thể hiện qua tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Trong tình yêu đó, các thành viên sẵn sàng hy sinh cho nhau, thậm chí ngay cả tính mạng của mình: chẳng hạn sự hy sinh của cha mẹ suốt đời tận tụy vì con cái. Có những câu chuyện cảm động về sự hy sinh lớn lao của người mẹ nuôi con bằng chính những giọt máu của mình…

Gia đình là môi trường lành mạnh quan trọng nhất trong việc dưỡng nuôi và đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.

Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Trẻ em là thành phần quan trọng cấu thành gia đình.

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ.

Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.

Từ môi trường gia đình, con người bước ra một môi trường rộng lớn và phức tạp hơn, đó là môi trường xã hội, và tất cả những gì con người hấp thụ trước đây trong gia đình sẽ hình thành nên lối sống và cung cách ứng xử trong các mối tương quan xã hội. Cho nên, đời sống gia đình yên ổn, lành mạnh và hạnh phúc thì xã hội sẽ trật tự, ổn định và bớt đi những tệ nạn xã hội.

– Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là:

Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người.

Giáo dục trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn và hình thành nên nhân cách con người. Trong quá trình giáo dục đó, nhân cách và đường hướng giáo dục của cha mẹ, bầu khí gia đình có một vai trò đặc biệt.

Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị).

Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi.

Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo.

Thời gian cha mẹ đi làm, cũng là thời gian con đi học, cha mẹ về con lại đi học thêm kể cả ngày nghỉ… Bữa cơm tối nhiều khi không đủ các thành viên, thời gian dành cho việc trò chuyện, chia sẻ với con trẻ không phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời. Trong khi đó việc giáo dục con em giống như “mài sắt thành kim” cần thời gian, cần sự kiên trì, đầu tư công việc… Sự lơi lỏng, chủ quan tham công tiếc việc của một số cha mẹ đã dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc: trẻ em hư hỏng, lang thang bị cuốn vào vòng xoáy các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật..v..v.

Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

2. Giải thích, chứng minh vấn đề:

Có thể triển khai các ý:

+ Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

3. Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

+ Khẳng định câu nói đúng.

Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác.

Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

+ Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội:

Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng….

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Nguyên
9 tháng 6 2016 lúc 9:50

a. Mở bài: Dẫn dắt để đưa ý kiến cần nghị luận vào bài.

b. Thân bài: Lần lượt triển khai các ý:

 - Giải thích câu nói:  “Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận?” Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?”

 - Suy ra vấn đề cần bàn bạc ở đây là: Vai trò, giá trị của gia đình đối với con người:

 + Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống).

 + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

 - Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề:

 + Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống.        

 +Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

 + Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng….

c. Kết bài:

     - Tóm lại tư tưởng đạo lí.

     - Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.

Bình luận (0)
Tran Dang Ninh
9 tháng 6 2016 lúc 16:32

 Và rồi cũng chính gia đình ,,,không ít người tìm được những mảng tối kinh hoàng ...

Bình luận (0)
hoàng yến vân
19 tháng 7 2016 lúc 18:10

ờ sao nhỉ .mk có thằng em tội nghiệp bố nó đánh nó xuốt

Bình luận (0)
Nguyễn Vương Thục Anh
7 tháng 8 2016 lúc 20:32

câu nói này cng đúng mà cng ko đúng

chịu thôi

Bình luận (0)
Phạm Thị Hải Minh
23 tháng 11 2017 lúc 21:46

B

Bình luận (0)
Phạm Thị Hải Minh
23 tháng 11 2017 lúc 21:47

B

Bình luận (0)
Phan Thảo Vy
26 tháng 4 2018 lúc 19:56
https://i.imgur.com/vd4P2n6.jpg
Bình luận (0)
Nguyen
1 tháng 9 2019 lúc 22:27

Gia đình luôn là điểm tựa tinh thần cho từng cá nhân. Trong cả cuộc đời này cũng sẽ không có bất kỳ ai có thể quan tâm tới bạn hơn những người thân trong gia đình. Bạn sẽ không tìm được nơi nào khác mà có những người sẵn sàng hi sinh, lo lắng và bảo bọc bạn hơn gia đình. Đó là chốn bình yên nhất trong cuộc sống này, gia đình là nơi che chở nuôi chúng ta khôn lớn là nơi chứa đựng rất nhiều cảm xúc tình cảm khác nhau mà ai trong số chúng ta cũng từng trải qua. Nói như Euripides: "Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận".

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Còn "tai ương của số phận" ở đây là những khó khăn, trắc trở mà mỗi người gặp phải trên đường đời. Câu nói của Euripides đã nhắc nhở chúng ta về vai trò, giá trị của gia đình đối với con người. Mỗi người trong cuộc sống này, không ai là không gặp phải những khó khăn, thử thách. Và mỗi lần như vậy, họ có một gia đình để quay về, để được chở che, an ủi, được động viên, khích lệ để vượt qua sóng gió. Khi đó, gia đình trở thành "chốn nương thân" giúp họ "chống lại tại ương của số phận". Như vậy, gia đình thật thiêng liêng, cao cả và ý nghĩa biết bao.

Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận

Vậy, tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn. Chính bố mẹ, người đã mang nặng đẻ đau chúng ta, người có công ơn sinh thành – dưỡng dục hơn ai hết là những người quan tâm đến ta nhất. Họ có thể đặt con cái lên trên hết tất thảy mọi thứ. Con dù lớn vẫn bé bỏng trong vòng tay mẹ, bố mẹ lo lắng cho con dù đứa con ấy đã lập gia đình, đã là những ông bố, bà mẹ của những đứa trẻ khác. Gia đình còn là anh – chị – em. Đó là những người máu mủ với nhau. Những người đã gắn bó với nhau, cùng sẻ chia niềm vui, nỗi buồn với nhau. Vì vậy, hơn ai hết những người trong gia đình mới có thể thấu hiểu được nhau, cảm thông cho nhau và chia sẻ với nhau. Mỗi khi bạn gặp khó khăn, người đầu tiên bạn tìm tới, nghĩ tới để lấy làm chỗ dựa là ai? Chắc hẳn sẽ không ai khác ngoài gia đình mình. Nếu như bạn có thất bại, có phạm lỗi hay bạn có trở thành những người nỗi tiếng thì khi quay về bên gia đình, bên mâm cơm thân thuộc bạn vẫn là đứa con bé bỏng. Sẽ được mẹ hỏi han, quan tâm, được bố chở che, được anh em trong một nhà hỏi han, quan tâm. Và một khi ai đó gặp những trở ngại không đáng có trong cuộc sống, gia đình sẽ dang rộng vòng tay ra giúp đỡ, bảo vệ mà không hề đòi hỏi bất kì một sự báo đáp nào hết. Gia đình không những là cái nôi nuôi dưỡng con người lúc thơ bé, mà nó đã trở thành "chốn nương thân" kì diệu nhất, ấm áp nhất đối với tất cả mọi người.

Chúng ta biết, mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Nền tảng gia đình là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến nhân cách của từng thành viên trong gia đình. Nếu bạn được sinh ra trong một gai đình có truyền thống tốt đẹp, bạn sẽ là người được dạy dỗ tử tế, cẩn thận. Khi đó, lớn lên bạn sẽ trở thành những công dân có phẩm chất tốt đẹp, những người có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu được sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ chửi bới, đánh đập lẫn nhau với những lời lẽ thô tục. Điều này sẽ dẫn đến người con đó bị ảnh hưởng bởi những cái xấu ấy, và sau này lớn lên phần lớn sẽ trở thành những người không có văn hóa, ứng xử như bố mẹ mình. Nói về vấn đề này để biết rằng gia đình có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân.

Câu nói của Euripides là đúng đắn. Gia đình không chỉ là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ. Mà gia đình con đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Nếu một ai đó, trên đường đời gặp phải những sóng gió. Thế nhưng, họ không có người thân để san sẻ, để giúp đỡ, để họ có thể dựa vào thì người đó ắt hẳn sẽ cô đơn biết bao. Và để vượt qua được khó khăn ấy, chắc hẳn là họ sẽ phải tự mình nỗ lực gấp năm, gấp mười những người luôn có người thân bên cạnh sẻ chia, an ủi. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội.

Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Thế nên, mỗi người cần quý trọng gia đình của mình. Hãy xây dựng một gia đình hạnh phúc, đừng tự tay mình đập bể những mối quan hệ tốt đẹp ấy. Là một đứa con hãy là những đứa con ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ. Là người lớn, là ông bà, cha mẹ, hãy là những tấm gương sáng để trẻ có thể nói theo, để trẻ có thể được chở che, giúp đỡ khi cần. Hãy bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng,… Nhà nước và pháp luật cũng cần nghiêm khắc hơn đối với những hành vi xâm hại đến gia đình. Hơn nữa, chúng ta cần phê phán những người coi thường gia đình, vô cảm với chính nỗi đau của những người ruột thịt trong gia đình. Trên thực tế, không ít những người đã không giúp đỡ anh chị em của mình khi họ gặp khó khăn. Trên thực tế, có rất nhiều người trong một gia đình vì một chút lợi ích, vì đồng tiền nên đã gây ra cải vã, xích mích và bài trừ lẫn nhau. Và đáng buồn hơn, có nhiều ông bố, bà mẹ sẵn sàng nhẫn tâm, tàn ác đánh đập đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Ngược lại, có nhiều người con bất hiếu với bố mẹ của mình. Khi bố mẹ già họ không những không nuôi nấng, phụng dưỡng mà còn dùng những lời nói không hay để chửi rủa, mạt sát bố mẹ. Hay nặng hơn đó là bỏ mặc đấng sinh thành trong cơn bạo bệnh. Tất cả những hành vi băng hoại về mặt đạo đức ấy cần phải được lên án gay gắt. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một gia đình hạnh phúc.

Câu nói của Euripides nhắc nhở mọi người về ý nghĩa to lớn của hai từ gia đình. Hai từ ấy, nghe giản đơn nhưng thật thiêng liêng và ý nghĩa biết bao. Mỗi người hãy biết trân quý gia đình của mình, và hãy biến "Gia đình là điều tuyệt vời nhất".

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
HOa Hoa
Xem chi tiết
Đỗ Lan Anh
Xem chi tiết
Phan Nguyên Khương
Xem chi tiết
Yoshikawa Saeko
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Di Lam
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Gia Bảo
Xem chi tiết