Văn bản ngữ văn 8

GTV Bé Cam

Dưới đây là hai câu thơ miêu tả người dân chài và con thuyền trở về sau chuyến ra
khơi đánh cá trong bài thơ “Quê hương” – Tế Hanh
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Theo em cách miêu tả của tác giả ở hai câu thơ dầu có gì khác nhau? Cách miêu tả
ở câu thứ hai đem lại hiệu quả nghệ thuật gì đặc biệt?

Lê Thị Hải
6 tháng 3 2020 lúc 15:05

Câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng” gợi tả đặc điểm của người dân lao động miền biển: nước da ngăm nhuộm nắng gió của biển khơi. Họ vất vả, vật lộn để mưu sinh, dẻo dai, kiên cường để sống, họ như trở thành những đứa con của lòng biển, của đại dương. Còn câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” vừa gợi hình vừa gợi cảm. Câu thơ gợi lên hình ảnh những thân hình vạm vỡ với sức sống đang cuồn cuộn trào dâng, căng phồng trong từng cơ bắp. Cách diễn đạt độc đáo “vị xa xăm” (không theo lối diễn đạt thông thường, kết hợp “vị” với những tính từ như mặn, nhạt, chua, cay, ngọt, bùi,…) cho người đọc cảm nhận những thân hình vạm vỡ với làn da ngăm đen của người dân chài không chỉ nhuộm bằng nắng gió mà còn thấm đậm vị mặn mòi và nổng tỏa “vị xa xăm” của biển khơi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Trang Bt
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết
Đinh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Mien Trinh
Xem chi tiết
Huynh Thi Ai Ly
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
Bùi Hà
Xem chi tiết
Mạc Hy
Xem chi tiết