Dùng 1 bếp điện để đun 1 ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 20 độ trong 30 phút. Sau đó đem cân ấm nước thì thu được khối lượng cả ấm là 2,85 kg. Cho Dnước=1000kg/m3, C nước và nhôm lần lượt là 4200 và 880 J/kg.K, Nhiệt hóa hơi là 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường
a, Nhiệt lượng thu vào ấm nước
b, Cho hiệu suất của bếp là 56,49%. Tính công suất của bếp
c, Phải đổ thêm vào ấm ở 20 độ thì thu được nước ở 70 độ
a) Sau khi cân bằng nhiệt khối lượng cả ấm là 2,85kg chứng tỏ 1 phần nước đã hóa hơi ⇒ nhiệt độ cân bằng là 1000C
Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào để tăng từ 20→1000C là:
Q1 = m1c1Δt1 = 0,5.880.(100-20) = 35200 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào để tăng từ 20→1000C là:
Q2 = m2c2Δt1 = 2,5.4200.(100-20) = 840000 (J)
Khối lượng nước hóa hơi là:
m3 = 0,5+2,5-2,85 = 0,15kg
Nhiệt lượng 0,15kg nước thu vào để hóa hơi ở 1000C là:
Q3 = λ.m3 = 2,3.106.0,15 = 345000 (J)
Nhiệt lượng ấm nước thu vào là:
Q = Q1 + Q2 + Q3 = 35200 + 840000 + 345000 = 1220200 (J)