Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

datcoder

Dựa vào thông tin và hình 9.2, hãy trình bày tỉnh hình phát triển và phân bổ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Người Già
20 tháng 4 lúc 22:55

a.     Nông nghiệp:

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu

+ Cây công nghiệp lâu năm: Trung du và miền núi Bắc Bộ là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước, trong đó chè là cây trồng chủ lực, được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,... Thương hiệu chè Shan tuyết Mộc Châu (Sơn La), chè Shan tuyết Hà Giang, chè Tân Cương (Thái Nguyên) nổi tiếng trong nước và thế giới. Mô hình sản xuất hữu cơ, truy xuất nguồn gốc,... đang được triển khai ở một số vùng trồng chè. Trong những năm gần đây, vùng còn phát triển cây cà phê ở Sơn La, bước đầu cho hiệu quả cao.

+ Cây ăn quả: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng cây ăn quả lớn của nước ta. Diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, cơ cấu đa dạng, bao gồm lê, mận, xoài, nhãn, vải, cam,... Một số cây được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap đáp ứng điều kiện xuất khẩu. Cây ăn quả phân bố rộng khắp các tỉnh nhưng tập trung nhiều ở Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình,....

+ Cây dược liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng là vùng trồng dược liệu có quy mô lớn của nước ta (chiếm hơn 67% diện tích cả nước năm 2021). Các loại cây được liệu chủ yếu là: quế (Yên Bái); hồi (Lạng Sơn, Cao Bằng,...); tam thất, đương quy, đỗ trọng, thảo quả (Lào Cai, Hà Giang, Sơn La,...).....

- Chăn nuôi gia súc

+ Vùng đứng đầu cả nước về số lượng trâu và lợn. Trâu được nuôi nhiều ở Hà Giang, Điện Biên, Sơn La. Lợn được nuôi nhiều ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Chăn nuôi bò sữa cũng được chú trọng phát triển, đặc biệt là ở Mộc Châu (Sơn La).

b.    Lâm nghiệp:

Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách giao đất cho người dân và chuyển mạnh sang trồng rừng sản xuất nên diện tích rừng trồng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt 1,6 triệu ha. Nhờ có nhiều chính sách thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực chế biến và tiêu thụ lâm sản nên sản lượng gỗ khai thác của vùng cũng tăng, năm 2021 là 5,4 triệu m³.