- Từ năm 1950, Ấn Độ bước vào công cuộc xây dựng đất nước, đã tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Ấn Độ đã thực hiện được công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, đưa Ấn Độ từ một nước đói nghèo, luôn luôn phải nhập lương thực, nay đã đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, lại còn có dự trữ và xuất khẩu.
- Từ năm 1991. Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế, trong đó ưu tiên hàng đầu việc cải tổ kinh tế nhà nước, nhằm biến Ấn Độ thành một quốc gia vững mạnh.
- Về đối ngoại, Ấn Độ thực hiện chính sách hòa bình trung lập, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Ấn Độ đã có vai trò tích cực trong đấu tranh bảo vệ hòa bình, phấn đấu loại trừ vũ khí hạt nhân. Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết các vụ xung đột về tôn giáo và sắc tộc.
Quan hệ Trung - Ấn những năm đầu thế kỉ XXI còn chịu sự tác động của môi trường an ninh quốc tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước trên thế giới đều tập trung cho phát triển kinh tế, hội nhập vào trào lưu phát triển chung. Tuy nhiên, những mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra, xung đột giữa thế giới phương Tây do Mĩ đứng đầu với những phần còn lại của thế giới vẫn hết sức sâu sắc. Những động thái mới trong quan hệ Mĩ - Ấn có ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ Trung - Ấn. Trung Quốc sẽ phải có những chính sách ngoại giao khéo léo để hoá giải ý đồ của Mĩ, buộc phải thay đổi chính sách với Ấn Độ, cải thiện mối bang giao với người láng giềng nhiều duyên nợ để tránh việc Ấn Độ ngả về phía Mĩ. Với truyền thống trung lập trong ngoại giao, Ấn Độ không muốn mình trở thành một yếu tố trong chiến lược của Mĩ đối với Trung Quốc. Mặc dầu vậy, nhân tố Mĩ rõ ràng có ảnh hưởng rất lớn tới mối quan hệ Trung - Ấn hiện nay và giai đoạn tới.