Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: vùng sản xuất cây lương thực lớn thứ 2 cả nước, chủ yếu là cây lúa. Diện tích và sản lượng lúa xu hướng giảm, năng suất lúa đứng hàng đầu cả nước do trình độ thâm canh cao, ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Địa phương trồng lúa nhiều: Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương,… Thế mạnh trồng cây thực phẩm, nhất là cây vụ đông như khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua, cà rốt,… ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây ăn quả xu hướng mở rộng diện tích, hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung như nhãn Hưng Yên, vải thiều Hải Dương,…
+ Chăn nuôi: chú trọng phát triển, phương thức chăn nuôi hiện đại, quy mô lớn ngày càng phổ biến. Lợn và gia cầm là những vật nuôi quan trọng, đàn lợn chiếm khoảng 1/5, đàn gia cầm chiếm khoảng ¼ tổng số đàn của cả nước (2021). Địa phương nuôi nhiều lợn và gia cầm là Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định,…
- Thủy sản: hoạt động khai thác và nuôi trồng được đẩy mạnh, sản lượng thủy sản tăng liên tục. Phương tiện khai thác ngày càng hiện đại, nuôi trồng công nghiệp ngày càng phổ biến. Địa phương khai thác và nuôi trồng nhiều thủy sản là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng.
- Lâm nghiệp: diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác còn ít. Quảng Ninh có diện tích rừng và sản lượng gỗ khai thác lớn nhất. Gỗ được khai thác trong các rừng trồng sản xuất, chủ yếu phục vụ khai thác mỏ. Rừng được chú trọng bảo vệ, nhất là ở các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển. Rừng phòng hộ ven biển và rừng sản xuất được mở rộng,… Nghề trồng dược liệu ở khu vực đồi núi ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu nhập cho người dân; các cây dược liệu giá trị kinh tế cao là ba kích, trà hoa vàng,…
Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm.
- Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Hồng có xu hướng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả; xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở,…