Bài 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

datcoder

Dựa vào thông tin, hãy nhận xét đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Người Già
20 tháng 4 lúc 22:55

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và du lịch.

+ Địa hình, đất: Vùng có địa hình đa dạng (núi cao, các cao nguyên, cánh đồng thung lũng núi), có đất fe-ra-lit đỏ vàng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển lâm nghiệp, sản xuất lương thực. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến, thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và phân hoá theo độ cao địa hình, thuận lợi để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới,... Bên cạnh đó, khí hậu còn đem lại lợi thế để phát triển du lịch với một số điểm du lịch nổi tiếng như: Sa Pa, Mẫu Sơn....

+ Nguồn nước: Vùng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nhiều sông có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Sông ngòi ở đây còn có giá trị về nuôi thuỷ sản nước ngọt (cá tầm, cá lăng, cá hồi,...), nước tưới cho nông nghiệp. Các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, hồ tự nhiên, nguồn nước nóng,... tạo điều kiện để phát triển du lịch.

+ Rừng: Vùng có diện tích rừng lớn với nhiều vườn quốc gia có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ sinh thái đa dạng như: Vườn quốc gia Hoàng Liên, Vườn quốc gia Ba Bể,... là cơ sở để phát triển lâm nghiệp, du lịch sinh thái....

+ Khoáng sản đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho vùng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như: a-pa-tit, than, đồng, thiếc, đá vôi,...