Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GV Nguyễn Trần Thành Đạt

Dựa vào thông tin bài học và hình 10.2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành trồng trọt ở nước ta.

* Tình hình phát triển

- Trồng trọt hiện là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ở nước ta với giá trị sản xuất không ngừng tăng.

- Năm 2021, giá trị sản xuất của trồng trọt chiếm 60,8% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả mước.

- Cơ cấu ngành trồng trọt ở nước ta khá đa dạng bao gồm: cây hàng năm (cây lương thực có hạt, cây công nghiệp hàng năm, cây rau dâu), cây lâu năm (cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả) và một số cây trồng khác (nằm, cây dược liệu, cây cảnh)

* Phân bố

- Cây lương thực:

+ Lúa: Cây lương thực chủ đạo, được trồng ở hầu khắp các địa phương, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các tỉnh ven biển.

+ Ngô: Trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

+ Khoai lang, khoai tây: Trồng nhiều ở các vùng đất cát ven biển, miền núi và trung du.

- Cây công nghiệp:

+ Cà phê: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai.

+ Cao su: Trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Chè: Trồng nhiều ở miền núi phía Bắc, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Yên Bái.

+ Điều: Trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Hồ tiêu: Trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

- Cây ăn quả:

+ Cây ăn quả nhiệt đới: Xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt,... Trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

+ Cây ăn quả cận nhiệt đới: Cam, bưởi, quýt, táo,... Trồng nhiều ở miền núi phía Bắc và các tỉnh ven biển.

- Rau quả:

+ Rau: Trồng quanh năm ở các vùng ven thành phố, khu công nghiệp và các vùng chuyên canh rau.

+ Quả: Trồng nhiều ở các vùng ven thành phố, khu du lịch và các vùng chuyên canh cây ăn quả.