* Thế mạnh
a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, với hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát.
+ Đây là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.
+ Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung.
- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hoả theo độ cao địa hình, tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê.
b, Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động:
+ Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào (số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.3% dân số, năm 2021), có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
+ Đây là cơ sở cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.
- Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật: phục vụ nông nghiệp (thuỷ lợi, dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi....) ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Khoa học – công nghệ (công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biển, tự động hoá, intermet vạn vật....): ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
- Các chính sách, môi trường thể chế: thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp (chính sách đất đai, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, hợp tác phát triển....). Nước ta còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do như: AFTA, EVFTA, CPTPP.... tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng.
* Hạn chế
a, Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Tuy nhiên, bão lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi,... đe dọa đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
b, Điều kiện kinh tế - xã hội
- Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
- Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.