* Đai nhiệt đới gió mùa
- Đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 – 700 m ở miền Bắc và lên đến độ cao 900 – 1000 m ở miền Nam.
- Tính nhiệt đới của khí hậu được biểu hiện rõ ở nên nhiệt độ cao (nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ trên 25 °C), lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực.
- Các nhóm đất chủ yếu là: đất fe-ra-lít trên vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất fe-ra-lít nâu đỏ), đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, dất cát,...).
- Các kiểu thảm thực vật chủ yếu là: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá; trăng có, cây bụi, rừng ngập mặn, ngập nước.... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú.
* Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao 600 – 700 m ở miền Bắc và 900 - 1000 m ở miền Nam đến độ cao 2 600 m.
- Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25°C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên.
Các nhóm dất. Từ độ cao 600 - 700 m đến 1600-1700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1600 – 1700 m xuất hiện đất mùn.
- Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1600 – 1700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1600 m - 1700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.
* Đai ôn đới gió mùa trên núi
- Đai ôn đới gió mùa trên núi có phạm vi từ độ cao trên 2 600 m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn).
- Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông.
- Đất chủ yếu là đất mùn thô. Thảm thực vật chủ yếu là các loài cây ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.....