Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, lập bảng so sánh cuộc kháng chiến ở Hà Nội khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882 – 1883) theo mẫu sau:
|
Cuộc kháng chiến ở Hà Nội lần thứ nhất (1973) |
Cuộc kháng chiến ở Hà Nội lần thứ hai (1882 – 1883) |
Âm mưu của Pháp khi đánh ra Bắc Kì |
|
|
Diễn biến chính của kháng chiến ở Hà Nội (chiến thắng tiêu biểu) |
|
|
Kết quả |
|
|
Cuộc kháng chiến ở Hà Nội lần thứ nhất (1973) |
Cuộc kháng chiến ở Hà Nội lần thứ hai (1882 – 1883) |
Âm mưu của Pháp khi đánh ra Bắc Kì |
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam. - Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới. |
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam. - Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc |
Diễn biến chính của kháng chiến ở Hà Nội (chiến thắng tiêu biểu) |
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng. - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi) chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh - Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ. - Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận => Nhân dân vô cùng phấn khởi, thực dân Pháp hoang mang lo sợ tìm cách thương lượng. |
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh. - Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp: + Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến. + Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e. |
Kết quả |
Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau. |
Pháp chiếm Bắc Kì |