Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế – xã hội.

Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 3 lúc 23:42

* Thế mạnh

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: 

+ Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng

=> thuận lợi để phát triển và phân bố sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. 

+ Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ

=> thuận lợi để thâm canh lúa nước, trồng rau đậu và các cây công nghiệp hàng năm.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo mùa 

=> là cơ sở để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới, còn có thể trồng các loại cây ngắn ngày ôn đới và cận nhiệt vào mùa đông.

- Nguồn nước: khá phong phú, bao gồm nước trên mặt (với hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình); nước ngầm và nhiều nguồn nước nóng, nước khoáng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình,... 

=> Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

- Rừng: đa dạng với tổng diện tích rừng gần 490 nghìn ha (năm 2021). 

+ Rừng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển du lịch của vùng, nhất là rừng ngập mặn ven biển. 

+ Vùng có các vườn quốc gia (Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà, Châu thổ sông Hồng) có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch,...

- Biển, đảo:

+ Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, cá, có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh; ven biển có nhiều bãi triều, đầm,... 

=> là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng biển. 

+ Tài nguyên du lịch biển, đảo của vùng phong phú, trong đó tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà cùng các danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp,....

- Khoáng sản:

+ vùng có các loại khoáng sản chủ yếu là than đá ở Quảng Ninh, than nâu với tiềm năng lớn phân bố ở một số tỉnh.

+ Ngoài ra, còn có đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên,...

b) Điều kiện kinh tế – xã hội

- Dân cư, lao động: Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào. Vùng có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước, chiếm 37% lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng (năm 2021), đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.

Cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật: đang được đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại. 

+ Vùng có hệ thống cảng biển lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi,...; các tuyến đường cao tốc,... => góp phần quan trọng trong giao thương kinh tế với các vùng khác và quốc tế. 

+ Vùng cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu,... hàng đầu cả nước. 

+ Vùng có mạng lưới đô thị dày đặc với 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò tạo động lực phát triển cho vùng.

Chính sách: trong những năm qua, nhiều chính sách được ban hành 

=> giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật, xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh,...

- Ngoài ra, với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, Đồng bằng sông Hồng là vùng giàu bản sắc văn hoá, có giá trị lịch sử với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như Hoàng thành Thăng Long, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng,...

=> tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

* Hạn chế

- Biến đổi khí hậu, thiên tai có những tác động đáng kể đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

- Sức ép dân số lên kinh tế – xã hội – môi trường là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của vùng.

- So với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng đang quá tải; thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.