Bài 26. Phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Hồng

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 107)

Hướng dẫn giải

- Trong thời gian tới, ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới gắn với nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu mới,....

- Trong thời gian tới, Đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển các ngành dịch vụ như logistics, viễn thông, y tế chuyên sâu,...; trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; phát huy vai trò trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao dẫn đầu cả nước; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục I (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 107)

Hướng dẫn giải

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích khoảng 21,3 nghìn km²

- Gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh; trong đó có 7 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 

- Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với hệ thống các đảo, quần đảo như quần đảo Cô Tô, đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng)....

- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học - công nghệ của cả nước. 

- Vùng có nhiều thành phố, trong đó có Hà Nội là Thủ đô. 

- Vùng tiếp giáp nước láng giềng Trung Quốc; giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. 

=> Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực.

* Dân số

- Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng có khoảng 23,2 triệu người (chiếm 23,6% số dân cả nước), mật độ dân số cao (1 091 người/km²). 

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng khoảng 1,07% (năm 2021). 

- Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh và các dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Dao,...

- Tỉ lệ dân thành thị khoảng 37,6%.

- Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 49,2% số dân của vùng.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục II (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 108)

Hướng dẫn giải

* Thế mạnh

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình và đất: 

+ Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng

=> thuận lợi để phát triển và phân bố sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. 

+ Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ

=> thuận lợi để thâm canh lúa nước, trồng rau đậu và các cây công nghiệp hàng năm.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo mùa 

=> là cơ sở để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây trồng nhiệt đới, còn có thể trồng các loại cây ngắn ngày ôn đới và cận nhiệt vào mùa đông.

- Nguồn nước: khá phong phú, bao gồm nước trên mặt (với hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình); nước ngầm và nhiều nguồn nước nóng, nước khoáng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình,... 

=> Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

- Rừng: đa dạng với tổng diện tích rừng gần 490 nghìn ha (năm 2021). 

+ Rừng có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển du lịch của vùng, nhất là rừng ngập mặn ven biển. 

+ Vùng có các vườn quốc gia (Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Bà,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cát Bà, Châu thổ sông Hồng) có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch,...

- Biển, đảo:

+ Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, cá, có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh; ven biển có nhiều bãi triều, đầm,... 

=> là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng biển. 

+ Tài nguyên du lịch biển, đảo của vùng phong phú, trong đó tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà cùng các danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp,....

- Khoáng sản:

+ vùng có các loại khoáng sản chủ yếu là than đá ở Quảng Ninh, than nâu với tiềm năng lớn phân bố ở một số tỉnh.

+ Ngoài ra, còn có đá vôi, sét, cao lanh, khí tự nhiên,...

b) Điều kiện kinh tế – xã hội

- Dân cư, lao động: Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào. Vùng có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước, chiếm 37% lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng (năm 2021), đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.

Cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật: đang được đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại. 

+ Vùng có hệ thống cảng biển lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh; các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi,...; các tuyến đường cao tốc,... => góp phần quan trọng trong giao thương kinh tế với các vùng khác và quốc tế. 

+ Vùng cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu,... hàng đầu cả nước. 

+ Vùng có mạng lưới đô thị dày đặc với 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò tạo động lực phát triển cho vùng.

Chính sách: trong những năm qua, nhiều chính sách được ban hành 

=> giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật, xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh,...

- Ngoài ra, với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, Đồng bằng sông Hồng là vùng giàu bản sắc văn hoá, có giá trị lịch sử với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như Hoàng thành Thăng Long, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng,...

=> tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

* Hạn chế

- Biến đổi khí hậu, thiên tai có những tác động đáng kể đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

- Sức ép dân số lên kinh tế – xã hội – môi trường là một trong những trở ngại lớn đối với sự phát triển của vùng.

- So với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng đang quá tải; thị trường trong và ngoài nước còn nhiều biến động.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 110)

Hướng dẫn giải

* Tình hình phát triển công nghiệp 

- Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP và luôn duy trì vai trò là trụ cột tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, gồm đầy đủ các ngành công nghiệp như khai thác than, khí tự nhiên; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép,... Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn.

- Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất công nghiệp. 

- Vùng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và hiện đại hoá ngành công nghiệp.

- Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn, Hạ Long,...; có số lượng khu công nghiệp đứng thứ 2 cả nước (sau Đông Nam Bộ). 

- Vùng cũng đã hình thành và phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), thí điểm phát triển khu công nghiệp sinh thái Deep C (Hải Phòng),...

* Định hướng phát triển:

Trong thời gian tới, ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới gắn với nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu mới,.…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục III.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 111)

Hướng dẫn giải

* Tình hình phát triển công nghiệp 

- Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP và luôn duy trì vai trò là trụ cột tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, gồm đầy đủ các ngành công nghiệp như khai thác than, khí tự nhiên; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép,... Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn.

- Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất công nghiệp. 

- Vùng đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và hiện đại hoá ngành công nghiệp.

- Vùng có nhiều trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Từ Sơn, Hạ Long,...; có số lượng khu công nghiệp đứng thứ 2 cả nước (sau Đông Nam Bộ). 

- Vùng cũng đã hình thành và phát triển khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội), thí điểm phát triển khu công nghiệp sinh thái Deep C (Hải Phòng),...

* Định hướng phát triển:

Trong thời gian tới, ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới gắn với nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu mới,.…

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 112)

Hướng dẫn giải

- Trung tâm công nghiệp (Nội Bài) Hà Nội: khu công nghệ cao; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí; sản xuất hóa chất; dệt, may; giày dép; sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Trung tâm công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc): sản xuất ô tô; sản xuát, chế biến thực phẩm; dệ, may; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

- Trung tâm công nghiệp Từ Sơn (Bắc Ninh): sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, may.

- Trung tâm công nghiệp Phố Hiến (Hưng Yên): sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, may.

- Trung tâm công nghiệp chùa Dầu (Nam Định): sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, may.

- Trung tâm công nghiệp Hải Phòng: nhiệt điện than; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, may; sản xuất đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; đóng tàu và thuyền; giày, dép; sản xuất ô tô; cơ khí.

- Trung tâm công nghiệp Hạ Long (Quảng Ninh): khai thác than; sản xuất, chế biến thực phẩm; đóng tàu và thuyền.

- Trung tâm công nghiệp Cẩm Phả (Quảng Ninh): nhiệt điện than; cơ khí; khai thác than.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Đồng bằng sông Hồng là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:

- Di sản văn hóa thế giới: Quần thể danh thắng Tràng An, Khu di tích Cố đô Hoa Lư.

- Các di tích lịch sử: Khu di tích Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám.

- Các danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Chùa Hương,...

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 112)

Hướng dẫn giải

Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư - Di sản văn hóa thế giới

Nằm trong vùng lõi của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư tọa lạc tại tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam. Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong 42 năm (968 - 1010) dưới thời trị vì của ba vị vua đầu tiên nhà Đinh: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế và Đinh Lê Đại Hành. Cố đô Hoa Lư là minh chứng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trong thời kỳ đầu độc lập, tự chủ. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa giá trị như đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Đinh Phế Đế, đền vua Lê Đại Hành, lăng mộ các vua Đinh, lăng mộ vua Lê,... Các công trình kiến trúc tại Cố đô Hoa Lư mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện sự tinh tế trong kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí thời nhà Đinh. Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ với những dãy núi đá vôi, hang động, sông suối,... Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có Cố đô Hoa Lư, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việc UNESCO công nhận Cố đô Hoa Lư là Di sản văn hóa thế giới góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tầm quan trọng của di tích này. Cũng từ đó, Cố đô Hoa Lư thu hút du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)