Bài 34. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Dựa vào các hình 34.1, 34.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn  Việt Dũng
25 tháng 3 lúc 0:43

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hệ sinh thái đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch: các vườn quốc gia như Mũi Cà Mau, U Minh Hạ (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp); Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (Cà Mau),...; các vùng đất ngập nước, sân chim, khu bảo tồn thiên nhiên khác,...

- Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc và có tính kết nối liên vùng

=> tạo ra ưu thế trong phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

- Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo có giá trị cho phát triển du lịch như Phú Quốc, Nam Du, Thổ Chu,...

* Tài nguyên du lịch văn hoá

- Nhiều di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch quan trọng của vùng: Núi Sam (An Giang), Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu),...

- Vùng có nhiều làng nghề truyền thống như sản xuất kẹo dừa (Bến Tre), làm mắm Châu Đốc (An Giang), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang)… trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch. 

- Một số chợ nổi trên sông như Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang),... được nhiều du khách biết đến, là những tài nguyên du lịch rất đặc trưng của vùng.

- Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể dại diện nhân loại vào năm 2013, đang được khai thác, phục vụ phát triển du lịch tại vùng. 

- Ngoài ra, vùng còn nhiều tài nguyên du lịch văn hoá khác như các lễ hội, ẩm thực, văn nghệ dân gian....

* Tình hình phát triển

- Số lượng khách du lịch đến Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trong những năm qua, đạt 46 triệu lượt khách (năm 2019). 

+ Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượt khách và doanh thu du lịch giảm.

+ Năm 2022 du lịch của vùng dang được phục hồi, thu hút hơn 37,5 triệu lượt khách.

- Các điểm du lịch quan trọng của vùng là Thới Sơn (Tiền Giang, Bến Tre), Phú Quốc (Kiên Giang), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Tràm Chim - Láng Sen (Đồng Tháp, Long An), Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), Ao Bà Om (Trà Vinh),...

- Các tuyến du lịch nội vùng kết nối trung tâm du lịch vùng, trung tâm du lịch của các địa phương với các khu du lịch, điểm du lịch trong vùng. 

- Các tuyến du lịch liên vùng kết nối đến các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc. 

- Vùng phát triển tuyến du lịch quốc gia và quốc tế dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau; tuyến hành lang ven biển phía Nam, hệ thống cửa khẩu quốc tế, tuyến đường biển qua các cảng biển (Cần Thơ, Kiên Giang) và tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Tiền và sông Hậu.ửu Long.