Số mol các sản phẩm cháy khi đốt 1,72g A:
n(CO2) = 3,52/44 = 0,08mol → n(C) = n(CO2) = 0,08mol
n(H2O) = 1,8/18 = 0,1mol → n(H) = 2.n(H2O) = 2.0,1 = 0,2mol
Số mol khí N2 thu được khi phân tích 1,72g A:
n(N2) = 0,336/22,4 .1,72/1,29 = 0,02mol
→ Số mol nguyên tố N có trong 1,72g A: n(N) = 2.n(N2) = 2.0,02 = 0,04mol
Khối lượng nguyên tố O có trong 1,72g A:
Ta có: m(A) - m(C) - m(H) - m(N) = 1,72 - 12.0,08 - 1.0,2 - 14.0,04 = 0 → A chỉ có 3 nguyên tố C, H và N.
Gọi CxHyNz là CTPT của A:
x:y:z = n(C):n(H):n(N) = 0,08:0,2:0,04 = 2:5:1
→ Công thức thực nghiệm của A là (C2H5N)n
1,29g A có thể tích đúng bằng thể tích của 0,96g O2 nên: n(A) = n(O2) = 0,96/32 = 0,03mol
Khối lượng mol phân tử của A:
M(A) = 43n = 1,29/0,03 = 43 g/mol → n = 1
Vậy CTPT của A là C2H5N.