Lấy một lượng thích hợp khí hidroclorua hòa tan vào nước được dung dịch axit clohiđric. Hòa tan 9,3 g hỗn hợp Zn và Fe trong dung dịch axit clohidric thu được 3.36 lí h2 ở đktc và dung dịch X.
a.Viết pthh xảy ra.
b.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
c.Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được m gam kết tủa. Tính m.
d.Lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tính a.
Hòa tan hoàn toàn 16,6g hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 13,44 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch A
a) Viết PTHH của các PƯ xảy ra
b) tính khối lượng và phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp
c) Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tính m
Thực tế khoáng pirit có thể coi là hỗn hợp của FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu khoáng pirit bằng brom trong dung dịch KOH dư, người ta thu được kết tủa nâu đỏ A và dung dịch B. Nung kết tủa A đến khối lượng không đổi được 0,2 gam chất rắn X. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B thu được 1,1087 gam kết tủa trắng Y. Tìm X, X, Y và viết các phản ứng xáy ra ?. Tính khối lượng FeS2 và FeS trong hỗn hợp.
Bài 1: Cho hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg, và Zn đốt trong khí clo dư thấy có 13,44 lít Cl2 (đktc) phản ứng thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Bài 2: Nung nóng hỗn hợp gồm 11,2 gam bột Fe và 3,3 gam bột S tới phản ứng hoàn toàn. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được cho tác dụng với 500ml dung dịch HCl (vừa đủ) thì thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B.
a) Tính tỉ khối của hỗn hợp A so với hidro
b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.
Bài 3: Hỗn hợp A gồm kim loại Zn và S. Đung nóng hỗn hợp A một thời gian thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, còn lại 1,6gam chất rắn không tan và tạo ra 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hidro là 7.
a) Tính hiệu suất phản ứng giữa Zn và S
b) Tính khối lượng hỗn hợp A
Câu 4: Khử hoàn toàn 4,64 gam hỗn hợp các oxit của sắt bằng nhiệt độ cao. Khí sinh ra sau phản ứng được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 8g kết tủa. Khối lượng sắt sau phản ứng?
Hoà tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp A (Al, Fe, Cu) vào dd HCl 14,6% thu được dd B, 6,4 gam chất rắn và 8,96 lit khí (đktc).
a/ Tìm khối lượng mỗi kim loại?
b/ Dung dịch B tác dụng vưà đủ 500 ml dd NaOH 2M để thu được kết tủa lớn nhất. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch B?
Cho 1,39 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng với V lit khí clo (đktc) thu được m gam hỗn hợp muối clorua. Hỗn hợp muối thu được cho tác dụng với dd NaOH dư, thu được 2,14 gam kết tủa.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Tính thể tích khí clo, khối lượng muối clorua
Hòa tan 11 gam hỗn hợp X gồm NaCl , NaBr vào nước được dung dịch A . Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 23,75 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A.
1.Hòa tan hoàn toàn 15,76g hỗn hợp X gồm Mg. MgO và \(Mg\left(NO_3\right)_2\) bằng dung dịch hỗn hợp chứa 1,14 mol HCl và x mol \(NaNO_3\) vừa đủ. Sau phản ứng thu được 0,04 mol \(N_2\) và dung dịch Y chỉ chứa 3 muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Biết trong X phần trăm khối lượng MgO là 20,30457%. Giá trị của a?
2. Hòa tan hoàn toàn 7,028g hỗn hợp rắn X gồm: Zn, \(Fe_3O_4\), ZnO(số mol Zn bằng số mol ZnO) vào 88,2g dung dịch \(HNO_3\) 20% thu được dung dịch Y là 0,2688 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho từ từ V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y cho đến khi phản ứng hết với các chất trong Y thu được lượng kết tủa cực đại, nung lượng kết tủa này trong khong khí đến khối lượng không đổi thu được 7,38g rắn. Giá trị của V.
3.Hòa tan hỗn hợp X gồm Mg, MgO,\(Fe_3O_4\)và \(Fe\left(NO_3\right)_2\) (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư có thấy 4,61mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575g muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, \(H_2\). Z có tỉ khối so với \(H_2\) là \(\dfrac{63}{19}\). Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2g chất rắn T. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?