Tham khảo:
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ngôi làng ấy đã gắn bó với tôi như với những người thân yêu, ruột thịt. Tôi yêu từng thớ đất, từng cái cây, ngọn cỏ, từng con người nơi đây. Với tôi, làng là tất cả. Vậy mà, cái lần ấy, cái lần mà có lẽ là cả đời tôi cũng không thể nào quên được, đó là cái lần tôi nghe tin làng theo giặc…
Theo chính sách của Đảng, gia đình tôi phải xa ngôi làng mà tôi đã gắn bó từ lâu, nơi có những người nông dân ngày đêm tích cực lao động. Tôi nằm trên giường và tôi bỗng nhớ lại những ngày mà tôi còn ở làng, những ngày tôi cùng anh em trong xóm tích cực lao động, nào là đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…Chao ôi! Thế mới vui! Rồi tôi lại tự hỏi rằng không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc vẫn còn khướt lắm…
Ở cuộc sống mới này, có một lần tôi gặp một nhóm người. Rồi họ nói chuyện và nhắc đến tên làng Chợ Dầu. Tôi liền lắp bắp hỏi lại:
- Nó…nó vào làng Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?
Người đàn bà cho con bú liền đáp lại rằng:
- Có giết được thằng nào đâu, cả làng chúng nó theo Tây cả.
Tôi cảm thấy như cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lặng người đi. Tôi không tin vào lời đó liền hỏi lại thì người phụ nữ vẫn quả quyết. Dù rất đau lòng nhưng tôi vẫn phải giả vờ như không biết và liền đứng dậy ra về.
Rồi tôi lại chợt nghĩ đến mụ chủ nhà, không biết rằng mụ chủ nhà có cho gia đình tôi ở tiếp không. Và cả những đứa con của tôi nữa....Tôi đau đớn đến tột độ nắm chặt hai tay mà rít lên:
Rồi tôi nghĩ lại, chả lẽ cả làng tôi lại như thế ư, nhưng không có lửa thì làm sao có khói. Chao ôi! Cực nhục chưa cả làng Việt gian, rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy, suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt Gian bán nước, lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cơ sự này chưa?
Chiều hôm đó, vợ tôi về cũng có vẻ khác. Đêm hôm ấy, vợ tôi lay tôi dậy bảo có chuyện nhưng tôi thừa biết bà ấy muốn bảo gì rồi....
Những ngày tiếp đó, tôi sống trong sự lo lắng và khổ cực vô cùng. Hai chữ “ Việt gian” cứ văng vẳng trong đầu tôi. Mụ chủ nhà thỉnh thoảng lại cứ nói bóng nói gió đến nỗi vợ tôi phải xin thị cho ở thêm vài ngày nữa mới qua chuyện. Trong cơn cùng cực, một ý nghĩ liền nảy lên trong đầu tôi hay là tôi về làng nhỉ? Nhưng ý nghĩ ấy vừa nảy lên thì tôi lại gạt đi ngay. Không, về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng tức là chịu làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Hàng ngày không biết tâm sự giãi bày lòng mình với ai, tôi lại vu vơ nói với hỏi chuyện thằng con út. Khi hỏi rằng ủng hộ ai thì nó nói ủng hộ cụ Hồ. Tôi nghe mà mắt tôi giàn ra, ròng ròng trên hai má.
Nhưng thật bất ngờ, cái tin cải chính được đưa lên, hôm ấy tôi cùng người làng Chợ Dầu đi về làng, vui mừng không sao tả xiết, tôi liền gọi bọn trẻ ra:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà này!
Tôi chạy sang bác Thứ khoe:
- Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! đốt nhẵn, ông chủ tịch làng tôi vừa lên đây cải chính ông ấy cho biết cải chính là cái làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà, láo! Láo hết, toàn là sai mục đích cả.
Sau khi nghe tin cải chính, tôi lại vui hơn bao giờ hết. Làng trong tôi mãi là múa, là ruột thịt gắn bó không thể tách rời!