Vào một đêm cuối đông trên con đường rực rỡ ánh đèn của thành phố tôi lang thang cùng với chiếc giỏ diêm đầy. Đêm ấy là đêm giao thừa nên mọi ngôi nhà trên phố đều sáng đèn cho đến tận khuya. Những chiếc cổ xe ngựa nối đuôi nhau chở các gia đình quyền quý đi lại lộc cộc trên đường. Các cặp vợ chồng tay trong tay dẫn con đi mua sắm trông rất vui vẻ. Thời khắc ấy ai cũng mong muốn hoàn thành sớm công việc để đoàn tụ cùng gia đình. Duy chỉ có tôi là không thể về nhà. Mà tôi cũng chẳng có nhà để về như mọi người. Tôi nhớ có một thời tôi cũng từng được dẫn đi đón giao thừa, cũng từng được ngủ ngon trong căn nhà ấm cúng và chuẩn bị quần áo đẹp đi chơi noel. Cái ngày mà mẹ và bà còn sống, ba vẫn là người ba tốt lo cho gia đình. Ấy vậy mà khi hai người thân yêu nhất rời khỏi cuộc đời tôi, ba lại chán nản say men rượu và quên đi đứa con bé bỏng cần được chở che. Tôi có nhà nhưng chẳng phải là nhà mà chỉ là một căn gác xếp chặt chội, mùa hè thì nóng nực mùa đông lại lạnh giá.
Tôi cố gắng lê những bước chân mệt mỏi trên đường để rao bán từng que diêm. Có bao nhiêu người sang trọng đi lại nói cười nhưng họ không đói hoài tới tôi. Có lẽ không cần diêm để sưởi ấm và cũng chẳng cần thương hại cho một đứa bé bẩn thỉu, rách nát như tôi. Tôi ngồi xuống trong góc của hai căn nhà và cố thu chân lại cho đỡ rét. Đôi giày rách nát cũng bị thằng bé nghịch ngợm kia lấy mất. Ngoài đường tuyết đã phủ trắng nhưng cây bạch dương lẻ loi. Tôi thấy có một cô bé chạc tuổi tôi vừa đi trên đường vừa ăn bánh mì ngon lành, tôi sờ vào bụng mình, cả ngày nay tôi có ăn gì. Giá mà có lò sưởi và thức ăn thì tốt biết mấy. Tôi liền đánh liều quẹt que diêm đầu tiên hơ lên đôi má cho đỡ lạnh. Trong ánh sáng chập chờn của que diêm tôi thấy trước mắt mình hiện ra lò sưởi, tôi huơ tay tới ánh lửa ấm áp thì lò sưởi biến đi đâu mất, que diêm vụt tắt. Tôi đốt thêm que diêm thứ hai, lần này tôi thấy một bàn ăn được trang trí thịnh soạn. Trên bàn ăn là một con ngỗng quay to lớn và ngon lành, con ngỗng tiến về phía tôi thì que diêm vụt tắt. Tôi tiếc nuối quẹt que diêm thứ ba, trước mắt tôi là một ngôi nhà ấm cúng được trang trí bằng cây thông noel. Trên cây thông có treo nhiều quà bánh và đồ chơi. Tôi chưa kịp với tay thì cây biến mất. Tôi quẹt que diêm thứ tư, lần này tôi thấy bà, người bà đã yêu thương tôi cho tôi những ngày tháng tươi đẹp. Tôi nắm lấy tay bà nhưng bà ở xa quá, tôi gọi bà bà chỉ quay lại mỉm cười. Tôi quẹt hết những que diêm còn lại trong bao và cất tiếng gọi "Bà ơi! Cháu nhớ bà lắm, ở đây cháu đói và lạnh lắm. Bà mang cháu theo cùng với!".Nhưng bà đã biến mất...tôi cố chạy theo bà, chạy mãi đến một căn phòng ấm áp. Bà đang gọi tôi dậy để ăn bát cháo thơm. Tôi choàng mở mắt thì không thấy bà đâu, chỉ thấy một người phụ nữ hiền lành đang mỉm cười với em, em bất giác hỏi:
- Bà con đâu, con muốn gặp bà!
Người phụ nữ lạ giải thích:
- Cô tên Marry, đây là nhà của cô, đêm qua cô thấy cháu bất tỉnh bên đường nên đã mang cháu về đây. Cháu bị suy nhược cơ thể nên bác sĩ đã tiêm thuốc cho cháu, cháu sẽ khỏe lại ngay. Còn bây giờ, cháu hãy gượng dậy ăn hết bát cháo này cho mau khỏi bệnh.
Tôi rất ngạc nhiên và rối bời khi biết đây không phải thiên đường cũng không phải nơi bà tôi sống, nhưng có lẽ bà trên trời đã thương tôi nên mang người phụ nữ tốt bụng này đến đây. Cô ấy đút cho tôi từng muỗng cháu và mỉm cười nhìn tôi, lâu lắm rồi tôi mới cảm nhận được tình yêu thương của con người. Tôi khóc và kể mọi chuyện của mình cho người phụ nữ kia nghe. Sau một hồi suy nghĩ, người phụ nữ nhẹ nhàng:
- Cô hiểu mọi chuyện, cô sẽ giúp cháu. Cháu cứ ở đây và xem như nhà của mình, cô chỉ sống một mình với người mẹ già nhưng mẹ cô vừa qua đời. Có cháu ở đây cô sẽ thấy bớt hiu quạnh hơn.
Những ngày sau đó, tôi sống rất vui vẻ bên người phụ nữ. Nhà cô Marry rất rộng, có cả một trang trại trồng cây và nuôi cừu với nhiều người giúp việc. Thời gian không có cô ở nhà, tôi có thể chơi đùa cùng lũ cừu và các chị giúp việc cho cô. Thế nhưng tôi vẫn chưa thể vui trọn vẹn vì dù sao đây cũng không phải là nhà của mình và không có ba ở bên. Giá mà ba có thể đến sống cùng tôi, hằng ngày hai cha con sẽ cùng nhau chăm sóc đàn cừu và hái trái. Ba sẽ không uống rượu nữa cũng không chửi mắng tôi nữa.
Rồi một buổi chiều, tôi đang cắt cỏ cho cừu thì bỗng có một người đàn ông xuất hiện gọi:
- Con gái yêu của ba, là ba đây.
Đúng rồi, là ba nhưng hôm nay tôi thấy ba khác lạ. Tôi vừa mừng vừa lo sợ.
- Lại đây con, ba không đánh mắng con nữa, ba xin lỗi con.
Tôi chạy đến ôm lấy ba. Ba nhấc bổng tôi lên và hôn lên má. Ba xin lỗi, ba đã sai, ba hứa sẽ là người ba tốt, chăm sóc con thay bà và mẹ.
Trong những ngày mất tôi, ba đã bừng tỉnh khi mất đi cả đứa con gái của mình vì rượu. Ba kể rất nhiều về nỗi đau đã khiến ba đánh mất mình. Ba kể cho tôi nghe chuyện cô Marry đã tìm đến nhà và hết lòng khuyên bảo ba, cô ấy là một người tốt bụng nhất trên đời. Cô đã giúp ba trả hết số nợ vì rượu chè và để ba ở lại đây cùng tôi. Ba sẽ chăm sóc vườn cây và lũ cừu thay cô.
Từ đó, người ta không còn thấy một cô bé bán diêm tội nghiệp và một người cha suốt ngày say xỉn nữa. Chỉ có ở một trang trại rộng lớn kia có túp lều của hai cha con, tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng rộn tiếng cười.
Sau khi tỉnh dậy, tôi ngơ ngác nhìn cảnh vật xung quanh. Một cảm giác rất thân thuộc, bất chợt, tôi nhận ra, đây đúng là căn nhà cũ xinh xắn của mình. Bên khung cửa sổ, tôi thấy bà nội hiền từ đang ngồi đan len. Mừng quá, tôi chạy vội đến bên, ôm chầm lấy bà. Bà nhẹ nhàng vuốt mái tóc tôi, hỏi:
– Cháu yêu quý, sao cháu lại muốn lên đây với bà?
Tôi từ từ kể lại cho bà nghe mọi chuyện :
– Bà ơi, ở dưới trần gian, cháu khổ lắm, bà ạ!…
“Từ khi bà và mẹ cháu lần lượt bỏ cháu mà đi, hai cha con cháu phải xa rời ngôi nhà xinh xắn hồi trước để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cha cháu trở nên nghiện ngập, suốt ngày chửi mắng cháu. Cháu phải đi bán diêm kiếm sống nuôi thân và nuôi cha. Đêm hôm ấy là đêm giao thừa, trời rét mướt, đôi giày của cháu, một chiếc bị con chó cắn rách, một chiếc bị chiếc xe lăn qua đường kẹp mất. Cháu đành đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được một que diêm nào. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Lúc đó, cháu lại nhớ đến bà, đến hồi bà còn ở bên cháu, bà cháu ta cùng được đón giao thừa ở nhà. Lang thang trong đêm mưa rét, cháu kiệt sức và ngồi nép vào trong một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Cháu thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cháu không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm, không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định cha sẽ đánh cháu. Vả lại, ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con cháu ở góc sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở, gió vẫn rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra. Cháu thầm ước có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ tay cho ấm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, sau đó biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Cháu hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao. Cháu tưởng chừng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay cháu hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao. Cháu vừa ngồi duỗi chân ra thì lửa vụt tắt. Cháu ngồi bần thần và chợt nhớ ra mình đang đi bán diêm. Đêm nay về nhà, thế nào cha cũng mắng cháu. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải. Cháu nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì lạ nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mặt cháu chỉ còn là bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh của cháu, không ai quan tâm, hỏi han, giúp đỡ và mua cho cháu ít bao diêm nào. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ ba. Chao ôi! Cây thông Nô-en to lớn và lộng lẫy biết bao. Chính mắt cháu đã trông thấy, hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Cháu với tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời. “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay về trời với Thượng đế”. Bà thường nói vậy và cháu cũng tự nhủ như thế, chắc có ai vừa chết. Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và …bà xuất hiện. Bà ơi! Bà có biết rằng gặp được bà cháu vui lắm không? Cháu biết lúc đó, bà xuất hiện như bao ảo ảnh khác, rồi cũng sẽ mất đi. Nhưng xin bà đừng bỏ lại cháu, bà ơi! Bà hãy xin Thượng đế cho cháu được về trời với bà, chắc Người không từ chối đâu. Cháu quẹt tiếp tất cả các que diêm còn lại trong bao, mong sao níu được bà ở lại. Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn đến thế. Rồi bà nắm tay chau, hai bà cháu ta cùng bay lên…”.
– Giờ cháu đã ở đây, với bà rồi. Sẽ chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ cháu nữa đâu.
Thế là từ giờ, tôi sẽ được sống cùng bà hạnh phúc như xưa. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ của bà với tôi. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Nhưng… tôi chợt nghĩ đến cha. Không biết tôi đi rồi cha sẽ sống sao đây? Cha ơi, cha hãy thay đổi để sống tốt và hạnh phúc hơn nhé! Con sẽ cầu nguyện cho cha…
Tham khảo :
Sau một giấc ngủ dài, tôi tỉnh dậy và chợt nhận ra đây chính là ngôi nhà yêu dấu năm xưa – nơi gia đình tôi đã sống những ngày thật hạnh phúc. Nhưng thật kì lạ, một màu trắng thần kì bao phủ xung quanh, thoang thoảng đâu đây hương thơm của hoa đồng nội. Tôi hoa mắt chăng? Kia chẳng phải là người bà hiền hậu của tôi sao. Bà lặng lẽ ngồi đan len bên cửa sổ, gương mặt phúc hậu của bà thật quá gần gũi, thân quen. Thấy tôi tỉnh giấc, bà nhẹ nhàng nói: “Cháu thân yêu, lại đây với bà nào”. Tôi chạy đến bên, bà khẽ ôm tôi vào lòng, nhỏ nhẹ: “Cháu yêu quý, tại sao cháu lại muốn lên đây với bà? Cuộc sống trần gian chẳng lẽ quá khổ cực hay sao?”. Tôi nghẹn ngào kể lại cho bà nghe cuộc sống của tôi dưới trần gian sau khi bà mất…
“Bà ơi, cháu khổ lắm bà ơi!”. Từ khi bà rời xa cháu, gia đình không còn được hạnh phúc như xưa nữa. Cả nhà đã rời ngôi nhà xinh xắn có cây trường xuân bao quanh, nơi cháu đã sống những ngày thật đầm ấm để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha cháu. Đêm giao thừa, trời rét mướt, một mình cháu đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm bước đi trong đêm tối. Đôi giày đỏ mà bà tặng cháu năm xưa chẳng còn, cái rét cắt da cắt thịt đã làm đôi chân cháu cứng đờ ra. Cửa sổ mọi nhà đều rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Đêm nay là đêm giao thừa mà! Cháu ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Mặc dù vậy, cháu không thể nào về nhà nếu không bán được bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào mang về, nhất định cha cháu sẽ đánh. Vả lại ở nhà thì cũng rét thế thôi. Cha con cháu sống trên gác xép mái nhà mà! Đù đã nhét giẻ vào các kẽ hở lớn, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đây, đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra.
“Chà, giá mà quẹt một que diêm để sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” – cháu nghĩ thầm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy, ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! Cháu tưởng chừng như mình đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
Trông lò lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Cháu hơ đôi bàn tay đang lạnh cóng trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế trong đêm đông rét buốt trước lò sưởi thì khoái biết bao! Cháu vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Cháu ngồi đó, tay cầm que diêm đã tắt hẳn, bần thần cả người, nghĩ rằng cha đã giao cho việc đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cháu cũng bị cha mắng. Cháu quẹt que diêm thứ hai. Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành tấm nệm bằng vải màu. Cháu nhìn thấu vào trong nhà. Bây giờ, bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa dọn ra đầy đủ. Trên bàn ăn là cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu là con ngỗng to nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mắt chỉ là một bức tường lạnh lẽo, thực tế đã thay thế cho mộng tưởng. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp đi đến nơi hẹn hò. Chẳng ai để ý đến cháu. Rồi cháu quẹt que diêm thứ ba. Ồ, trước mắt cháu là cả một cây thông Nô-en lớn và trang trí thật lộng lẫy. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, cháu đưa đôi bàn tay về phía cây…nhưng diêm tắt. Hàng ngàn ngọn nến bay lên, biến thành những vì sao trên trời. “Chắc là có ai vừa chết” – cháu tự nhủ.
Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, ánh sáng xanh toả ra xung quanh, và cháu đã nhìn thấy bà. Bà đang mỉm cười với cháu. “Bà ơi – cháu đã reo lên – Cho cháu theo bà với”. Thế là diêm tắt. Cháu rất muốn níu bà lại. Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày. “Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này, bà ạ”. Thế rồi, bà nắm lấy tay cháu. Hai bà cháu ta đã bay vụt lên cao, cao mãi…
Vậy đó, bà ạ! Cháu đã hằng ước ao được lên đây cùng bà, được sống những ngày tười đẹp của hai bà cháu ta. Vậy là ước mơ của cháụ đã thành hiện thực rồi”. Qua khung cửa gỗ của ngôi nhà, tôi chợt thấy những nàng tiên bé nhỏ đang nô đùa trong ánh ban mai. Tôi chợt nhớ tới bố. Không biết bây giờ bố tôi sống! ra sao? Còn bà cháu tôi thì đã được đoàn tụ rồi.
Nhưng trong tâm trí của tôi, hình ảnh một gia đình êm ấm, khi còn có mẹ, có bà, sống dưới ngôi nhà có dãy trường xuân bao quanh sao thật đẹp, thật ấm áp đến lạ thường.
Đêm giao thừa năm ấy… Cái rét cắt da cắt thịt cứ len lỏi khắp mọi ngõ ngách, nẻo đường của thành phố. Cái lạnh vốn dĩ thật tàn nhẫn, và nhất là đối với những tâm hồn cô đơn, nó lại càng như chiếc roi quất từng nhát vào tim. Gió lại tràn về, khiến một chiếc lá hiếm hoi còn sót lại trên cành – chao đảo nghiêng mình. Được sinh ra, được sống, rồi phải đến lúc rời cành, kết thúc một cuộc đời không vướng bận, ngẫm suy… vậy là đã tròn sứ mệnh của lá. Nhưng có lẽ cuộc đời tôi không vô vị như thế, cuộc đời của một cô bé bán diêm. Bà và mẹ tôi mất sớm, bố tôi lại nát rượu, cứ mỗi lần tôi uống say lại mắng nhiếc, chửi rủa tôi. Nhà ngèo, tôi phải đi bán diêm trên phố để kiếm sống, có khi phải xin người ta bố thí cho nữa, những hôm nay tôi không bán được que diêm nào cả, cũng chẳng có ai bố thí cho đồng nào, tôi không dám về nhà. Tôi sợ bố, bố nhất định sẽ đánh tôi… Tuyết cứ thế rơi xuống, rơi một cách vô tình, nó dường như đã không để ý rằng tôi đã lạnh đến mức nào. Bộ quần áo rách rưới mà tôi mặc trên người cũng không nào giúp tôi ấm lên được. Tôi phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của tôi sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của tôi sưng tím cả lên. Tôi cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng tôi lại ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao tôi chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến. Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Tôi thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Tôi muốn được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con tôi ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác mắt tôi hoa lên, tay chân run bần bật, tôi thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Tôi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, đã hai ngày tôi chưa có gì vào bụng. Tôi lại nhớ về những ngày tháng sống ấm no, hạnh phúc trong tình thương của gia đình trước đây. Tôi tự hỏi sao những ngày tháng ấy lại ngắn ngủi như vậy… Đưa tay lên ôm mặt, tôi thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời... Tôi dò dẫm trong bóng tối, ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà. Tôi thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc tôi càng thấy rét buốt hơn. Nhìn vào giỏ diêm vẫn đầy ắp, tôi chợt nghĩ: “Giá mà được quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” Cuối cùng tôi đánh liều rút một que ra quẹt vào tường. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa màu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Tôi hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Ánh diêm làm cho tôi tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng thật dịu dàng. Chà, thật dễ chịu! Đôi bàn tay tôi đang hơ trên ngọn lửa, ngón tay cầm diêm đã nóng bỏng lên. Nhưng khi tôi vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Tôi quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Tôi không thể tin vào mắt mình được, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Tôi nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía tôi. Rồi… que diêm vụt tắt, trước mặt tôi chỉ còn là những bức tường dày đặc lạnh lẽo. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường áo ám áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò. Tôi nhìn họ như nhìn một thứ hạnh phúc quá đỗi xa vời. Mà có lẽ cũng không phải thế, thứ hạnh phúc đó vẫn cứ ở gần bên tôi, nhưng là hạnh phúc của người khác. Tôi quẹt que diêm thứ ba. Bỗng một cây thông Nô-en hiện ra trước mắt tôi. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà tôi thấy qua cửa kính của một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiên ra trước mắt tôi. Tôi với tay và phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Tôi tự nhủ chắc vừa có ai chết vì khi còn sống, bà tôi thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng Đế.” Tôi nhìn lên bầu trời, tôi tìm, tìm và tự hỏi: Giữa muôn vàn vì sao kia, đâu là vì sao của mẹ, của bà tôi? Họ ở đâu? Họ có cầu phúc gì cho tôi không mà giờ đây tôi bơ vơ, cô độc giữa đêm đông này? Tôi lại quẹt một que diêm nữa vào tường, lần này không hiện ra những vật vô thức nữa mà là một ánh sáng màu xanh tỏa ra xung quanh và tôi nhìn thấy rõ ràng bà đang mỉm cười với tôi. Tôi giang hai tay về phía người bà. Nhưng làm sao được chứ? Thứ hạnh phúc trước mắt tôi chẳng khác gì bong bóng xà phòng, muôn màu, mỏng manh và chạm nhẹ vào là vỡ tan. Rồi mọi chuyện cũng tiếp diễn như nó đã từng, hình ảnh người bà nhòa dần giữa bóng đêm… - Không…! – Tôi kêu lên, một tiếng van xin nhói lòng – Bà ơi, đừng rời xa cháu! Bà cho cháu theo bà, cùng bà đi gặp Thượng đế chí nhân, bà nhé!
Tôi quẹt hết que diêm này đến que diêm khác, quẹt tất cả những que diêm mà tôi đang có với sự tha thiết, cầu gợi một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi! Kỳ diệu thay, hình ảnh người bà mỗi lúc một sáng hơn, to hơn. Giờ đây không còn là ảo ảnh nữa, bà nắm lấy tay tôi rồi tôi cùng bà bay vụt lên cao, cao mãi. Chúng tôi bay bay về trời, bay về với Thượng Đế chí nhân, rời xa khỏi đói rét, khỏi đau buồn trên cõi đời này. Tất cả lạnh giá, cô đơn đã không còn… Lại một ngày mới bắt đầu. Tuyết đã dần tan, cái lạnh cũng thôi làm người ta tê buốt. Tôi từ trên cao nhìn xuống phía dưới, nơi có rất nhiều con người vây quanh thân xác của tôi. Họ bàn tán xôn xao, họ cho rằng tôi chết vì lạnh, họ tự hỏi tại sao tôi vẫn mỉm cười. Họ nào có biết rằng tôi còn ra đi vì sự cô độc, vì sự thờ ơ, vô tình của họ. Vì tôi không có được niềm vui ở thế gian này nên phải đi về một nơi đầy mộng tưởng, đi về nơi mà lò sưởi, ngỗng quay, cây thông và bà đều là hiện thực, điều đó làm tôi cảm thấy vô cùng mãn nguyện. Tôi không trách cứ vì sự vô tình của họ, khi tôi rời khỏi thế gian này, tôi đã bỏ hết những đau thương ở lại, để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi thiên giới này. Cuộc đời của tôi đã đầy rẫy những nỗi bất hạnh. Tôi ra đi trong sự vô tình và thờ ơ của mọi người. Tôi biết, trong thế giới này, còn có rất rất nhiều đứa trẻ bất hạnh như tôi, thiếu thốn tình thương của người thân. Nhưng tôi vẫn mong rằng sẽ không còn ai phải chịu bất hạnh như thế trên đời này nữa. Hãy yêu thương trẻ em. Hãy cho trẻ em một mái ấm gia đình. Hãy dành cho trẻ em 1 cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Hãy biến những mộng tưởng đằng sau ánh lửa diêm thành hiện thực cho trẻ thơ.
Sau khi tỉnh dậy, tôi ngơ ngác nhìn cảnh vật xung quanh. Một cảm giác rất thân thuộc, bất chợt, tôi nhận ra, đây đúng là căn nhà cũ xinh xắn của mình. Bên khung cửa sổ, tôi thấy bà nội hiền từ đang ngồi đan len. Mừng quá, tôi chạy vội đến bên, ôm chầm lấy bà. Bà nhẹ nhàng vuốt mái tóc tôi, hỏi:
– Cháu yêu quý, sao cháu lại muốn lên đây với bà?
Tôi từ từ kể lại cho bà nghe mọi chuyện :– Bà ơi, ở dưới trần gian, cháu khổ lắm, bà ạ!…
“Từ khi bà và mẹ cháu lần lượt bỏ cháu mà đi, hai cha con cháu phải xa rời ngôi nhà xinh xắn hồi trước để đến chui rúc trong một xó tối tăm. Cha cháu trở nên nghiện ngập, suốt ngày chửi mắng cháu. Cháu phải đi bán diêm kiếm sống nuôi thân và nuôi cha. Đêm hôm ấy là đêm giao thừa, trời rét mướt, đôi giày của cháu, một chiếc bị con chó cắn rách, một chiếc bị chiếc xe lăn qua đường kẹp mất. Cháu đành đầu trần, chân đất, dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày, cháu không bán được một que diêm nào. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Lúc đó, cháu lại nhớ đến bà, đến hồi bà còn ở bên cháu, bà cháu ta cùng được đón giao thừa ở nhà. Lang thang trong đêm mưa rét, cháu kiệt sức và ngồi nép vào trong một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít. Cháu thu đôi chân vào, nhưng mỗi lúc cháu càng thấy rét buốt hơn. Tuy nhiên, cháu không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm, không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định cha sẽ đánh cháu. Vả lại, ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con cháu ở góc sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở, gió vẫn rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay cháu đã cứng đờ ra. Cháu thầm ước có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ tay cho ấm. Cuối cùng, cháu đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, sau đó biến đi, trắng ra, rực hồng quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Cháu hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao. Cháu tưởng chừng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay cháu hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao. Cháu vừa ngồi duỗi chân ra thì lửa vụt tắt. Cháu ngồi bần thần và chợt nhớ ra mình đang đi bán diêm. Đêm nay về nhà, thế nào cha cũng mắng cháu. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải. Cháu nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì lạ nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía cháu. Rồi que diêm vụt tắt, trước mặt cháu chỉ còn là bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng, chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mấy người qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh của cháu, không ai quan tâm, hỏi han, giúp đỡ và mua cho cháu ít bao diêm nào. Cháu quẹt tiếp que diêm thứ ba. Chao ôi! Cây thông Nô-en to lớn và lộng lẫy biết bao. Chính mắt cháu đã trông thấy, hàng nghìn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Cháu với tay về phía cây… nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao trên trời. “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay về trời với Thượng đế”. Bà thường nói vậy và cháu cũng tự nhủ như thế, chắc có ai vừa chết. Cháu quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và …bà xuất hiện. Bà ơi! Bà có biết rằng gặp được bà cháu vui lắm không? Cháu biết lúc đó, bà xuất hiện như bao ảo ảnh khác, rồi cũng sẽ mất đi. Nhưng xin bà đừng bỏ lại cháu, bà ơi! Bà hãy xin Thượng đế cho cháu được về trời với bà, chắc Người không từ chối đâu. Cháu quẹt tiếp tất cả các que diêm còn lại trong bao, mong sao níu được bà ở lại. Chưa bao giờ cháu thấy bà to lớn đến thế. Rồi bà nắm tay chau, hai bà cháu ta cùng bay lên…”.
– Giờ cháu đã ở đây, với bà rồi. Sẽ chẳng còn đói rét, buồn đau nào đe doạ cháu nữa đâu.
Thế là từ giờ, tôi sẽ được sống cùng bà hạnh phúc như xưa. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng cử chỉ của bà với tôi. Ôi! Thật hạnh phúc biết bao! Nhưng… tôi chợt nghĩ đến cha. Không biết tôi đi rồi cha sẽ sống sao đây? Cha ơi, cha hãy thay đổi để sống tốt và hạnh phúc hơn nhé! Con sẽ cầu nguyện cho cha…