Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”
[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.
Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(1) Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”.
(2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc.
(3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […]
(4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại.
a.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích
b.Theo tác giả, vì sao ta không thể dựa dẫm vào người khác
c.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê trong đoạn 4
d.Theo em thông điệp nào có ý nghĩa nhất trong văn bản? Vì sao?
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)
Đọc văn bản sau: Bánh trái mùa xưa (trích) [...] Con nhỏ giúp việc, lần đầu tới nhà chủ, nó khoe nó biết làm nhiều loại binh, kể cả mấy loại bánh ngon hết xảy như kẹp cuốn, tai yến, tảng ong... tất nhiên là không ngon bằng mà nó làm. Nhưng bà chủ phải đi, nhà bà không làm bánh bao giờ, muốn thì bước ra cm, thiểu cha gì món ngon, ì ạch làm gì cực thân. Bà cũng từng nói với thằng em chồng khô khảo của mình câu đó. Và cậu Út hiểu lắm, nói mới hiểu ba, lại nhoẻn cười bảo. “Nhưng vui lắm, chị". Con nhỏ giúp việc cũng từng nghe câu nói đỏ từ người mẹ của mình. Cực mà vui. Chỉ là không biết giải thích làm sao với người khác về niềm vui sướng khi lấy từ khuôn gang nóng rực ra những cái hành thơm lủng, nghi ngút khỏi. Mẻ hành đầu đời đỏ, con nhỏ vẫn còn nhỏ, những hạt đậu phộng rung nó ẩn vào giữa cái bánh như một nhụy hoa, nhưng bánh nướng xong thì đậu rơi mất, bánh bột đậu trở thành bánh bột. Má nó nổi phải học từ chuyện nhỏ xíu vậy, mới làm được cái bánh vừa đẹp vừa ngon, Ta chỉ cần ví cảm giác đó với cảm giác cô nghệ sĩ múa ba lê vừa hoàn thành một củ xoay khó, Kinh điển, với chỉ chừng ấy động tác, nhưng từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, người nghệ sỹ vẫn đổ mồ hỏi để cổ hoàn thiện nó. Nhưng cậu hiền đến ngử ngắn, nên chỉ có thể nói cực mà vui, để nhận được từ con nhỏ giúp việc một cái gật đầu đồng tình, đứng đó, vui. Người chợ thì nhăn mặt ngắn ngắm, nói gần nói xa mà không dẹp được vụ bánh trái quê mùa này. Cũng phải, đẹp cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi, đâu có dễ... (Theo Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, tr.76-77) Thực hiện các yêu cầu sau đây: Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 3 (0,5 điểm). Anh/chị hiểu như thể nào là cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" Qua “cả một nền văn hóa thảo thơm đồng bãi" ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về nét đẹp truyền thống trong đời sống sinh hoạt – lao động thường nhật của con người thôn quê? Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình nghị luận và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản trên. Câu 5. (1,25 điểm). Xác định chủ để, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản trên. Câu 6. (1,25 điểm). Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản trên.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
“Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống, hãy dành một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi, và yêu quí những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng , bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này.
[…] Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay từ khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người. Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người. Điều này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta.”
(Theo Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr.16 -17)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh stress đã nảy sinh từ những nguyên nhân nào?
Câu 3. Câu văn “Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta” gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? Trình bày trong 5 dòng.
Phần 1. Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.
(Trích Thư gửi cô giáo ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản.( 0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu : “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc”. (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1,0 điểm )
Phần 2: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ về lòng biết ơn được gợi ra từ phần đọc - hiểu.
Câu 2: (5 điểm) Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ :
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
……………………………….
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
Trích: Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ văn 11, tập II NXB Giáo dục
=== hết ===
1, chỉ ra phương thức biểu đạt
2, chỉ ra nội dung của văn bản
3 vì sao con chuột không thể nhảy ra ngoài được
4, bài học rút ra
đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
CHUỘT SA HŨ GẠO
Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.
Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.
Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Người trẻ chúng ta, đôi khi vì quá non nớt và nông nổi nên chưa bao giờ
dành thời gian để nghĩ lại về bản thân mình. Nhiều người đi trước cho rằng thế hệ
trẻ hay “ảo tưởng” về bản thân mình. Đúng thật, bởi lẽ được học tập và sinh hoạt
trong một môi trường hiện đại, đầy tiện nghi như bây giờ nên chúng ta cứ ngỡ
mình là “ngọc trai”, dù không lóng lánh thì cũng phải được không ít người chú ý.
Thực ra, mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà
thôi. Chúng ta cũng giống như biết bao những người khác, nếu muốn khác biệt thì
chỉ có một thứ khiến chúng ta nổi bật, đó chính là: nỗ lực. Để làm “thiên nga giữa
bầy vịt”, chúng ta chẳng thể ngồi chờ cơ hội đến. Ai chẳng muốn may mắn nhưng
không phải cứ muốn là sẽ có.
Nhiều người cũng cho rằng thế hệ trẻ ngày nay quá bồng bột, bởi lẽ chỉ một
chút xem thường của người khác mà đã giơ tay đầu hàng rút lui, ôm ấm ách khó
chịu trong bụng. Chẳng ai hoàn hảo ngay từ đầu cả, phải biết lắng nghe tiếp thu
những ý kiến đúng đắn của người khác thì chúng ta mới trưởng thành lên được.
Người trẻ mới bước vào xã hội, có quá ít kinh nghiệm sống nên cách để lớn nhanh
nhất là chăm chỉ và lắng nghe những lời người đi trước, rèn giũa bản thân và tự
vấp ngã, tự đứng dậy.
Nếu muốn bản thân trở nên xuất chúng hơn, được người đời thừa nhận thì
phải cố gắng để tự mình trở thành một viên ngọc trai. Còn nếu không, hãy chấp
nhận là hạt cát bé nhỏ cả đời!
(Theo cafebiz.vn)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: mỗi chúng ta chỉ là
một hạt cát nhỏ trong đại dương bao la mà thôi.
3. Tại sao người viết khẳng định: Ai chẳng muốn may mắn nhưng không
phải cứ muốn là sẽ có.
4. Anh/ chị tâm đắc nhất thông điệp nào của văn bản. Nêu rõ lí do .
Giúp mình với mình cần gấp lắm 😭😭
Sống trên đời sẽ chẳng ai như mẹ
Dõi theo con từng phút giây qua
Từ lúc nghe con cất tiếng khóc òa
Và suốt thời gian con là người lớn
Con là hạnh phúc ra đời theo ý muốn
Là ước mơ của mẹ cha từ lúc kết đôi
Con là niềm vui, là ước nguyện một đời
Là hy vọng mẹ thêm yêu cuộc sống
( Trích: Lời mẹ dặn - Đỗ Mạnh)
1. Xác định thể thơ?
2. Tìm hiểu và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ " Sống trên đời sẽ chẳng ai như mẹ"?
4. Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự hi sinh của mẹ với chúng ta.