Soạn văn lớp 7

Elizabeth

Đọc văn bản: HOA HỌC TRÒ

Câu hỏi:

- Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là '' hoa - học - trò''

-Bài văn trên biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

Nguyen Thi Mai
2 tháng 10 2016 lúc 19:44

- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.

- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.

= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  - trò, một cái tên rất đáng yêu.

- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.

- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 20:42

a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -

b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.

c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. 

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 

 
Bình luận (1)
Nguyễn Hạ Nhật Vy ( mèo...
5 tháng 10 2016 lúc 8:52

-Bài văn thể hiện:

   Tác giả miêu tả hoa phượng nhằm khêu gợi nỗi buồn phải xa bè bạn vào lúc nghỉ hè.

   

 - Hoa phượng đóng vai trò là một người bạn để tác giả thể hiện tình cảm của mình.

- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì : Phượng là loài hoa thân thuộc với đời học sinh. Phượng nở đỏ rực vào mùa hè, báo hiệu mùa thi, mùa chia tay với bạn bè, thầy cô giáo, mùa nghỉ ngới với biết bao thú vị hấp dẫn.

  - Bài văn này miêu tả gián tiếp, mượn cảnh vật, sự việc con người để gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình.

Bình luận (0)
Nguyen Mai Linh
6 tháng 10 2017 lúc 19:55

-Bài văn thể hiện tình cảm buồn và tâm trạng khi phải xa trường trong nhiều tháng hè

-Việc miêu tả đóng vai trò rất quan trong nó khơi gợi sư cảm thụ ,yếu tố chân thực ở người đọc đối với bài văn trên

-Vì:

Hoa phượng là loài hoa gắn với mỗi tuổi học trò

Cũng là báo hiệu cho kì nghỉ hè

Ở V/N, hầu hết trường nào cũng trồng cây phượng

-Cả hai hình thức vì

Trực tiếp :'' phượng cứ nở......cái gì đâu''

Gián tiếp:''nhớ người.....uể oải'', ''nhà ....xiết bao

Bình luận (2)
Mai Xuân Vũ
21 tháng 10 2017 lúc 10:50

oaoa

Bình luận (0)
Truongg Do
29 tháng 9 2019 lúc 21:52

Vào tech12.com mà tra vao đây làm gì cho nó mệt ra Toán Văn Anh có hết

Bình luận (1)
Truongg Do
29 tháng 9 2019 lúc 21:54

Ấn Link này là sẽ ra bài đó https://tech12h.com/bai-hoc/soan-van-7-vnen-bai-6-qua-deo-ngang.html

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Thanh Huyen
Xem chi tiết
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
Phạm Thị Ánh Ngân
Xem chi tiết
Trương Lê Bảo Kha
Xem chi tiết
Hà Vy
Xem chi tiết
Yến Nhi Phạm Trần
Xem chi tiết
tran huynh trieu man
Xem chi tiết