Bài 3. Biển, đảo Việt Nam

datcoder

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 5 đến 8, em hãy:

- Trình bày những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Kể lại một câu chuyện về biển, đảo Việt Nam.

Người Già
18 tháng 6 lúc 23:37

♦ Yêu cầu số 1:

- Từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt Nam đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,... đồng thời từng bước thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Các vua Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền bằng việc cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa. Vua Minh Mạng cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa động bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp, như: thành lập các đơn vị hành chính ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền Việt Nam; đồng thời thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, góp phần bảo vệ biển, đảo quê hương….

♦ Yêu cầu số 2: Câu chuyện ĐỘI HOÀNG SA

- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lập ra đội Hoàng Sa, gồm 70 người từ xã An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi). Đội có nhiệm vụ ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm, khai thác sản vật,…

- Hằng năm, cứ từ tháng 3 đến tháng 8, họ giong buồm vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa, mang lương thực đủ ăn trong sáu tháng, đi ba ngày ba đêm thì đến. Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chỉ với những chiếc thuyền câu nhỏ bé và các vật dụng thô sơ nên nhiều người đã không thể trở về.

- Để cầu bình an cho những người đi làm nhiệm vụ, đồng thời tri ân những người có công trong việc bảo vệ biển, đảo quê hương, người dân ở đảo Lý Sơn đã tổ chức lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa.