Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
blinkwannable

Đọc đoạn văn sau , phân tích giá trị biểu đật của các BPTT:

"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con ."

Lưu Mỹ Hạnh
28 tháng 3 2018 lúc 20:04

BPTT: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Tác dụng:

Nhân hóa: thấy đc tre có hành động, cử chỉ như người đc thể hiện qua những phẩm chất cao quý của tre.

So sánh: thấy đc sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre.

Ẩn dụ: thấy đc những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến tre là nói đến con người VN, phẩm chất cao quý của tre cx là phẩm chất cao quý của con người, của dân tộc VN.

Phạm Ngọc Bảo Phương
19 tháng 2 2020 lúc 16:19

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm

Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần đoàn kết gắn bó lẫn nhau.

Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con).

Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt Nam.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
$Mr.VôDanh$
Xem chi tiết
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Hoàng Huyền Trang
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Đinh Trâm Anh ( Yêu Đ )
Xem chi tiết
Tanjirou Kamado
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết
Nhien An
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
Xem chi tiết