Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 1, 2 bên dưới
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
( Trích SGK Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục)
+ Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên?
+ Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7 câu giới thiệu về người lính thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
1. Đoạn thơ được trích từ bài thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu
2.
Em tham khảo:
Tác giả trong SGK có nói chi tiết rồi em nhé!
Bài thơ Đồng Chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
3.
Em tham khảo:
Hình tượng người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác nghệ thuật. Đối với Chính Hữu, tác giả lại có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau. Thời khì kháng chiến chống Pháp, những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn về vật chất "Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả, đó là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính đã hiện lên giàu chất thơ và ngời sáng vẻ đẹp của người lính cụ Hồ thời chống Pháp.
Đồng Chí - Chính Hữu
Tác giả: sgk - Tác phẩm: những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp - năm 1948 - in tập Đầu súng trăng treo.
Tham khảo:
Hình tượng người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác nghệ thuật. Đối với Chính Hữu, tác giả lại có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau. Thời khì kháng chiến chống Pháp, những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn về vật chất "Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả, đó là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính đã hiện lên giàu chất thơ và ngời sáng vẻ đẹp của người lính cụ Hồ thời chống Pháp.