Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Kim Chi

Đọc đoạn thơ sau:

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(“Bếp lửa” – Bằng Việt)

Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa gốc? Từ “Nhóm” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển? Phân tích sự chuyển nghĩa của những từ “Nhóm” đó.
Huong San
18 tháng 6 2018 lúc 13:40

Câu 1:

Từ "nhóm" dùng với nghĩa gốc là:

- Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

- Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui

Từ " nhóm" dùng với nghĩa chuyển là:

- Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

-Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Câu 2:

- Từ "nhóm" được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

=> Có nghĩa là khơi dậy trong cậu bé khoảng trời kí ức của thời xưa bé

Trịnh Ngọc Hân
18 tháng 6 2018 lúc 12:57

Câu 1:

Từ "nhóm" dùng với nghĩa gốc là:

- Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

- Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

- Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui

Từ " nhóm" dùng với nghĩa chuyển là:

- Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.

Câu 2:

- Từ "nhóm" được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. " Nhóm" ở đây có nghĩa là khơi dậy trong cậu bé những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ một thời.

Phải hông ta? Câu 1 mình phân vân chỗ " Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi" phải nghĩa gốc không? =.=" có gì sai đừng chửi mình nhé leuleu

Thiên Chỉ Hạc
19 tháng 6 2018 lúc 16:21

2 . Phân tích :

- Đoạn thơ là hình ảnh người bà hiện lên trơng ký ức, tình cảm nhớ thương - biết ơn sâu nặng của người cháu (hoặc những suy ngẫm về bà và bếp lửa)

- Ba câu thơ đầu: hình ảnh người bà trong nỗi nhớ niềm thương của cháu:

+ Bắt đầu là một câu hỏi chứa chất bao suy tư cùng với nỗi niềm cảm thương sâu nặng bởi: “Lận đận … nắng mưa”. Phép đảo ngữ, đặt từ láy tượng hình lên đầu câu như tạc hoạ hình ảnh người bà vất vả, chịu đựng hy sinh.

+ Một hình ảnh “nắng mưa” (cả nghĩa thực và nghĩa ẩn) cùng cách tính thời gian với những con số không cụ thể đã nói lên cuộc đời vất vả, gian khổ mà bà đã trải qua.

+ Tất cả làm nổi bật một “thói quen” tần tảo, đảm đang, chịu thương chịu khó của bà là “dậy sớm” nhóm lửa.

+ Bốn câu thơ tiếp: Cảm nhận của người cháu về công việc của bà.

+ Một công việc nhóm lửa bình dị mà thể hiện biết bao nghĩa tình, biết bao ý nghĩa, gắn bó với cuộc đời người bà cứ hiển hiện bập bùng toả sáng trong cảm xúc, suy tư của người cháu.

+ Bếp lửa nho nhỏ ấm áp tình yêu thương của người bà (“ấp iu nồng đượm”) đã tạo nên “khoai sắn ngọt bùi”, “nồi xôi gạo mới” thắm đượm tình làng, nghĩa xóm. Cao hơn nữa là từ bếp lửa ấy còn “nhóm dậy cả … tuổi nhỏ”.

+ Hình ảnh thơ bình dị, rất thực mà có sức khơi gợi mạnh mẽ những cảm xúc liên tưởng rộng lớn. Điệp từ “nhóm” mỗi lúc một làm sáng lên hơn công việc nho nhỏ, đời thường nhưng lại là sự đóng góp, tích tụ tình yêu thương to lớn vô ngần của người bà giành cho đứa cháu yêu thương.

- Câu cuối: Cảm xúc của nhà thơ

+ Câu cảm gieo vào lòng người bao xúc động, suy tư (“kỳ lạ”, “thiêng liêng”). Hình ảnh bếp lửa bập bùng toả sáng ấm lòng người.

+ Câu thơ, nhịp thơ thay đổi linh hoạt, ngôn ngữ thơ như lửa ấm lan toả bộc lộ cảm xúc dạt dào thể hiện lòng nhớ thương và biết ơn da diết, sâu nặng của người cháu đối với bà ở quê hương - người nhóm lửa và truyền lửa.


Các câu hỏi tương tự
Eddxuri
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
KhongCoTen
Xem chi tiết
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Cố Tư Thuần
Xem chi tiết
Nguyễn Sinh Hùng
Xem chi tiết
Đặng Thu Hiền
Xem chi tiết
thăng
Xem chi tiết