Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ôn tập tiếng Việt 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sanchimori Ngoc Anh

Đọc đoạn thơ:

Rừng cọ ơi ! Rừng cọ

Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi

a) Phát hiện phép tu từ ?

b)Khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả với rừng cọ quê hương như thế nào?

Giúp mk với nhoa Thanks.

luong nguyen
17 tháng 7 2018 lúc 20:06

a,Biện pháp tu từ : Ẩn dụ : Rừng cọ - Mặt trời xanh

b,Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuộc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dài trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương mình .

Thảo Phương
17 tháng 7 2018 lúc 20:18

a)BPTT:

So sánh:lá cọ như mặt trời xanh

b)Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân( “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!”), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như “mặt trời ” dâng toả chiếu những “tia nắng xanh”) mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.

Trâm Anhh
17 tháng 7 2018 lúc 20:14

a, phép tu từ ; điệp ngữ ( Rừng cọ )

b, Qua đoạn thơ, ta thấy tác giả bộc lộ một tình yêu tha thiết đối với một khu rừng cọ mà có lẽ là rất thân thương đối với tác giả. Dòng thơ đầu vang lên như một tiếng gọi :
Rừng cọ ơi ! Rừng cọ
Điều đó như thể khu rừng đã gắn liền với tác giả, như một người bạn của mình. Trong tâm trí của nhà thơ, rừng cọ hiện lên vừa đẹp vừa thơ mộng qua sự liên tưởng và chính xác :
Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi
Qua đó bộc lộ tình cảm yêu quí đẹp đẽ, tự hào của nhà thơ đối với rừng cọ của quê hương mình .

Đạt Trần
17 tháng 7 2018 lúc 21:40

a) Phép tu từ: Ẩn dụ

Mặt trời xanh

b) Rừng cọ như người bạn, người thân của tác giả . Tác giả gọi rừng cọ 1 cách rất thân thiết ( Rừng cọ ơi). Rất yêu quý vẻ đẹp của rừng cọ( Lá đẹp người ngời). Được ví như mặt trời soi sáng cho tác giả. Một tình yêu nồng thắm. Rộng hơn cả là tình yêu quê hương đất nước

Lương Thị Diệu Linh
18 tháng 7 2018 lúc 8:30

A) bptt: so sánh : lá cọ - mặt trời

b)bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương là tình cảm sâu đậm, ghi sâu vào lòng mình hình ảnh thiêng liêng, cao cả nhất của quê hương. luôn nhớ về rừng cọ như nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Kim Oanh
Xem chi tiết
Trang Tao
Xem chi tiết
Quỳnh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Dương Ngọc Thái
Xem chi tiết
minhtriet to
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
nguyễn Thị Xuân Mai
Xem chi tiết