Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Em ơi em Đất Nước là xương máu của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời …
( Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Đoạn thơ trên đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn thơ.
Câu 4. Xác định hàm ý của câu Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở.
Câu 5. Nêu nội dung của đoạn thơ.
Câu 1 : PTBĐ : Biểu cảm, nghị luận
Câu 2 : Phép tu từ :
- So sánh " Em ơi em Đất nước là xương máu của mình"
=> Phép so sánh làm nổi bật lên tầm quan trọng, lớn lao của đất nước. Đối với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước chăng khác gì xương máu ruột thịt của mình, phải biết gìn giữ, trân trọng và nâng niu vì nó kết tinh những gì cao quý, gần gũi nhất trong đó.
- Điệp từ
"Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở"
=> Điệp từ phải nhấn mạnh, khẳng định tình yêu "gắn bó", "san sẻ" là những tình yêu đẹp đẽ nhất và phải biết hy sinh, biết "hóa thân" vào tổ quốc. Đó là những ý thức mà con người ta phải biết nhận thức, cống hiến thì mới làm nên "Đất nước muôn đời"...
C3 ( Chưa học thành phần biệt lập )
Câu 4 : " Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở"
Câu thơ thật sâu sắc và mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì, Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo đề cập đến việc hy sinh, cống hiến cho tổ quốc mình một cách sáng suy ngẫm. " Hóa thân" tức là dành trọn, là dâng hiến cho đất nước, đó là một trách nhiệm của không chỉ một cá nhân mà cả một cộng đồng. Còn " dáng hình xứ xở " tức là bóng dáng của đất nước, chính từ sự hóa thân ấy mà khắc họa nên hình bóng tổ quốc...
Câu 5 : Đoạn thơ cho thấy tình cảm, tình yêu sâu nặng của nhà thơ đối với đất nước. Không chỉ thế, đoạn thơ còn ngụ ý đến trách nhiệm, ý thức của con người dù sống thế nào cũng phải biết cống hiến, hy sinh và dâng hiến trọn vẹn cho tổ quốc, có thế thì mới làm nên được đất nước trường tồn, đất nước muôn đời.