Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Đã biết chốn ni là quán trọ
Hơn, thua, hờn oán để mà chi!
Thử ra ngồi xuống bên phần mộ
Hỏi họ mang theo được những gì..."
(Nhân sinh như mộng - Như Nhiên)
Câu 1. Từ "ni" ở câu trên thuộc nhóm từ nào trong các nhóm từ sau đây: thuật ngữ, từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương? Vì sao?
Câu 2. Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp đó trong câu thơ số hai "Hơn, thua, hờn oán để mà chi!".
Câu 3. Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về ý nghĩa nhân đạo trong bài thơ trên qua một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu).
Câu 4. Hãy kể tên hai văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng bàn luận về ý nghĩa "Sống có tình thương, có tâm hồn rộng mở". Giải thích lựa chọn của mình.
(Câu 1: 1GP; câu 2: 2GP; câu 3: 2GP; câu 4: 2GP, áp dụng đối với câu trả lời nhanh nhất và đáp ứng đầy đủ ý).
1. Từ ngữ địa phương.
Vì "ni" nghĩa là "đây" theo cách nói của người miền Trung.
2. Chỉ: BPTT liệt kê.
Tác dụng:
- nhấn mạnh trường nghĩa bi quan với đời từ đó câu thơ có ý nghĩa xúc tích và trở nên hay hơn, rõ ràng mạch lạc hơn.
- nổi bật được dụng ý không cần oán giận, hờn dỗi với đời.
3.
Lướt mắt qua bao nhiêu tác phẩm trong làng thi ca Việt, đọng lại trong tôi rõ nét nhất là một bài thơ nhân đạo sâu sắc "Nhân sinh như mộng".
Cả bài thơ là những lời nói nhẹ nhàng, dịu dàng với âm điệu thơ trầm lắng dễ dàng đi sâu vào lòng bất kì độc giả nào. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt như mộng, bài thơ càng diễn đạt được những nỗi lòng của tác giả về ý nghĩa cuộc đời. Hơn hết là ý nghĩa nhân đạo được thể hiện chậm rãi xuyên suốt bài thơ. Từ câu thơ đầu ta thấy "Đã biết ni là quán trọ", tác giả tinh tế giới thiệu một không gian đầy khúc mắc với bao con người bao cảm xúc. Liệu rằng có một tầng nghĩa nào ẩn dưới câu thơ ấy?. Ta nhẹ nhàng đọc, liền ngẫm nhận ngay "quán trọ" ở đây cũng có thể là nơi dừng chân cho tâm hồn ở bao con người nữa. Tác giả cảm thán với sự đời, rồi người đưa vào thơ một cách tự nhiên: "Hơn, thua, hơn oán để mà chi!. Đó là một ý nghĩa cuộc sống sâu sắc cũng lại vừa là ý nghĩa nhân đạo của bài thơ. Con người ta sống cứ hãy nhẹ nhàng, bình thản, tha thứ được thì tha thứ, buông bỏ được thì buông bỏ. Từ đây, ta thấy được một lời khuyên cũng như một chân lý nâng đỡ tâm hồn và vực dậy tâm hồn của bao người. Dù rằng rất hay và ý nghĩa ở 2 câu thơ đầu nhưng cái cốt thực sự của bài là ở 2 câu cuối. Có ý muốn truyền đạt rằng hãy xem xem những con người đã từ giã trần đời xem. Họ mang được gì cho bản thân không khi mà sống chỉ biết oán trách, hờn đau?. Từ đó, tác giả ý niệm đưa ra một ý nghĩa nhân đạo tuyệt mĩ hơn rằng cuộc sống sẽ là muôn vàn những câu chuyện đau buồn, chẳng ai có thể tránh khỏi nhưng nếu chỉ biết oán hờn thù hận thì cuối cùng khi đã ra đi vật chất thực sự ta để lại chẳng có gì cả.
Khép lại, bài thơ với âm hưởng nhẹ nhàng lời thơ từ tốn đã dắt ta cảm nhận được những ý nghĩa nhân đạo vô cùng sâu sắc trong cuộc sống. Từ những cái đẹp, cái hay đó người đọc hay bất kì ai được nghe bài thơ sẽ có thể trút bỏ những phiền ưu, giận hờn trong không thời gian hạn hẹp của cuộc đời.
4. Văn bản: "Người ăn xin" và "Chiếc lá cuối cùng"
Giải thích:
"Người ăn xin" thể hiện ý nghĩa sự cho đi không chỉ ở vật chất mà còn ở tấm lòng, như thế còn đáng quý hơn.
"Chiếc lá cuối cùng" là một tuyệt tác thể hiện một cuộc sống ấm áp trong ngọn lửa tình yêu thương của những con người nghèo vật chất giàu tinh thần.
Và em nhận thấy đó là ý nghĩa sống có tình thương với tâm hồn rộng mở.
_._Kiều Trang_._