Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quy Le Ngoc

Đọc bài " Lòng khiêm tốn " và trả lời câu hỏi:

a) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào ?

b) Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi vào vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,...Đó có phải là cách giải thích ko ?

c) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ ko khiêm tốn có phải là cách giải thích ko ?

d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của ko khiêm tốn và nguyên nhân của thói ko khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích ko ?

Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là phép lập luận giải thích?

Miko
19 tháng 3 2017 lúc 9:05

a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:

Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người. Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi. Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời.

Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài văn cũng là một cách giải thích của tác giả.

c. Cách liệt kê các biếu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích .

d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhàn cùa thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích.

=> Qua đây cho thấy, giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

Người ta giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kề ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quá, cách đề phòng hoặc noi theo… của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. Bài văn giải thích phái mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiếu để giải thích những điều người ta chưa hiểu. Muốn làm bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

Thien Tu Borum
19 tháng 3 2017 lúc 16:54
Gợi ý: Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích không? - Hãy tìm những câu ở dạng định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Thử nhận xét về cách giải thích của bài văn này. Gợi ý: Những câu ở dạng định nghĩa: + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật. + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người. + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. +... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Cách giải thích: + Tác giả đã liệt kê những biểu hiện của lòng khiêm tốn như thế nào? + Đưa ra những đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là một cách giải thích không? + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là để giải thích không? + Chỉ ra nguyên nhân của thói không khiêm tốn có tác dụng giải thích như thế nào? - Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích. - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Thảo Phương
19 tháng 3 2017 lúc 21:36

a. Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn, tác giả đã giải thích bằng cách kê ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, nêu định nghĩa, chỉ ra các mặt lợi, nguyên nhân hậu quả của lòng khiêm tốn.

b. Những câu văn định nghĩa có trong bài văn:

- Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đốì đãi với sự vật.

- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong mọi lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

- Khiêm tôn là tính nhã nhặn, biết sông một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.

- Con người khiêm tốn luôn luôn là con người biết mình hiểu ngưới, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với cuộc đời. Việc tác giả dùng nhiều câu định nghĩa trong bài vãn cũng là một cách giải thích của tác giả

. c. Cách liệt kê các biếu hiện của khiêm tốn, cách đối lập giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là cách giải thích .

d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhàn cùa thói không khiêm tốn cũng là nội dung của giải thích.

Qua đây cho thấy, giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

- Người ta giải thích bằng cách nêu định nghĩa, kề ra các biểu hiện, so sánh, đôi chiếu các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quá, cách đề phòng hoặc noi theo... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

- Bài văn giải thích phái mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiếu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

- Muốn làm bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

nguyễn thị ngọc khánh
6 tháng 3 2018 lúc 16:51

a) Bài văn giải thích về khái niệm Lòng khiêm tốn

Lòng khiêm tốn đã được giải thích thông qua những đoạn văn định nghĩa (có từ là) những đoạn văn chứng minh làm sáng tỏ khái niệm khiêm tốn.

Bài văn đã làm sáng tỏ những khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn thông qua liệt kê các biểu hiện; đối lập kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn. Cuối cùng là “tóm lại” để đánh giá tổng quát

b) Những câu định nghĩa:

+ Khiêm tốn là biểu hiện của những con người đứng đắn (...)

+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn.

+ Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận.

Đây là một trong những cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.

c) Những biểu hiện liệt kê, đối lập ở bài văn là cách giải thích sinh động, phong phú tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm.

d) Việc chỉ ra cái lợi, cái hại và nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung của bài giải thích. Điều này làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc.

Nguyen Van An
20 tháng 3 2017 lúc 18:53

trong "HỌC TỐT NGỮ VĂN 7"

son vi
1 tháng 3 2018 lúc 21:03

Nêu ngắn gọn những đặc điểm về hình thức của tục ngữ?


Các câu hỏi tương tự
Phạm Như
Xem chi tiết
bê trần
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết
Trần Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
Rin_ Chan
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
nguyen minh phuong
Xem chi tiết