Văn bản ngữ văn 7

Ngọc Bùi Phan Bảo

Đoạn văn: nêu suy nghĩ về ý nghĩa của câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn

Linh Phương
15 tháng 3 2017 lúc 14:12

Việc học hỏi thật sự vô cùng cần thiết đối với bản thân mỗi người. Nhà trường gia đình và xã hội nên giáo dục con em ý thức học tập không ngừng. Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ học hỏi cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói kết hợp với khả năng suy nghĩ liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc mọi nơi kể cả ở bạn bè lẫn người thân hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì cố gắng chịu khó học trong sách vở học trong đời thường cuộc sống. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn. Đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng bàn đạp để tiến cao hơn nữa.Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy” “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất và đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Câu tục ngữ trên sẽ luôn đúng đắn trong mọi thời đại và sẽ là lời nhắc nhở vô cùng giá trị đối với mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 3 2017 lúc 17:25

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì chúng ta sẽ cảm thấy được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ “không tày” có nghĩa là không bằng, đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.Nhưng không phải vấn đề nào ta cũng nhờ hay hỏi người khác, vì không ai có thể ở bên ta mãi để giúp ta. Khi đó ta phải biết cách tự học vì vậy tự học có vai trò không kém phần quan trọng đối với mỗi cá nhân. Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn. Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.Bên cạnh những người biết tự học thì vẫn còn một số người không tự mình cố gắng, chỉ thích dựa dẫm vào người khác. Họ nghĩ rằng chỉ cần học qua loa, học cho có để đối phó với thầy cô, với các kì kiểm tra. Họ không biết rằng khi ra đời, tiếp xúc với xã hội nếu không có tinh thần tự học họ sẽ dễ bị xã hội đào thải, sẽ không kịp thời bổ sung những kiến thức mới, khó mà đứng vững giữa thế giới đang ngày càng tiến bộ này. Những người này phải bị xã hội phê phán và chê trách, có vậy họ mới nhận ra điều đó sớm và cố gắng học hỏi, vì chỉ có bản thân họ mới có thể thật sự giúp họ. Gia đình và nhà trường nên giáo dục con em mình từ nhỏ nên biết cách tự học và sống tự lập, không ỷ lại vào người khác. Vì đó sẽ là nền tảng vững chắc cho tương lai sau này của mỗi người. Bản thân em cũng sẽ luôn tự giác học tập, không phải đợi “nước đến chân mới nhảy” vì tương lai mình là do mình quyết định không thể đợi người khác đến giúp. Nói tóm lại, chúng ta không chỉ học nhờ thầy, nhờ bạn mà còn phải có tinh thần tự học. Vì vậy tinh thần tự học là một phần không thể thiếu đối với mỗi người. Có “nó” ta sẽ có được chìa khóa của sự thành công, chỉ cần ta biết cách sử dụng đúng đắn.

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Thu
15 tháng 3 2017 lúc 12:24

thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.

chúc p hk tốt

Bình luận (0)
Bùi Khánh Thi
15 tháng 3 2017 lúc 12:26

Bài Làm

Như chúng ta đã biết, trong xã hội vai trò của người thầy đối với nền giáo dục là rất lớn. Sự học tập, tìm hiểu ở thầy là cần thiết. Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở đó mà hãy biết học hỏi ở nhiều nơi, nhiều chỗ, học hỏi ở mọi phương diện để có thể bồi đắp , tu dưỡng thêm vốn kiến thức của mình. Chính vì vậy, tục ngữ Việt Nam ta đã có câu: “Học thầy không tày học bạn” để nêu lên, giải thích, làm rõ vấn đề đó.
Câu tục ngữ trên chính là sự so sánh không cân bằng giữa người thầy và học sinh. Nó không có ý nghĩa hạ thấp giá trị của người thầy mà nó chỉ đề cao vai trò của bạn bè.
Tất nhiên là câu tục ngữ trên chỉ đúng trong một phương diện, khía cạnh nhất định. Ở trường, ở lớp thì thầy cô là người dạy dỗ, chỉ bảo cho chúng ta những điều hay lẽ phải, nhưng đó mới chỉ là cốt lõi, cái chính mà chúng ta cần tiếp nhận. Ngoài giờ học, trong cuộc sống, vui chơi, giải trí, chúng ta cần mở mang kiến thức, hiểu biết, hoàn thiện bản thân, có những việc thầy cô không thể trực tiếp mà chỉ bảo cho chúng ta. Trong những trường hợp đó thì bạn bè – những người gần gũi với mình sẽ có thể giúp đỡ mình. Những kinh nghiệm của bạn bè sẽ được trao đổi cho nhau vào những lúc vui chơi hay chính những câu chuyện hàng ngày. Hơn nữa, khi trao đổi, học hỏi với bạn bè cùng trang lứa thì trạng thái của chúng ta sẽ được thoải mái, tự tin, tránh e ngại mà có thể hỏi kĩ, đi sâu vào vấn đề để hiểu biết. Và chữ không tày, có nghĩa là không bằng đó chỉ đúng nghĩa trong những trường hợp như trên.
Đối với chúng ta trong lứa tuổi học sinh thì cần chăm chỉ, học hỏi, cố gắng tiếp thu những điều thầy cô nói, kết hợp với khả năng, suy nghĩ, liên tưởng của bản thân để luôn được nâng cao kiến thức. Cần phải ghi nhớ công ơn mà thầy cô dạy dỗ - đó cũng là một truyền thống lâu đời của dân tộc. Cần có thái độ tự tin, tránh tự ti để được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Học tập mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở bạn bè lẫn người thân, hãy biết gắn kết mọi kiến thức để được những gì tốt nhất cho việc học tập. Phải có lòng kiên trì, cố gắng, chịu khó, học trong sách vở, học trong đời thường, cuộc sống, từ những cái nhỏ nhất để có thể hoàn thiện được chính mình. Hãy luôn là một con người học tập không có giới hạn, quan niệm rằng học tập ở bạn bè là một cái học cực kì lớn. Khi tiến lên phía trước thì chúng ta sẽ biết được giới hạn của bản thân, đừng bao giờ tự hào với những gì mà mình đã có mà hãy coi đó là nền tảng, bàn đạp để tiến cao hơn nữa.
Nói chung chúng ta cần phải biết mở rộng quan hệ, tạo ra những mối quan hệ tốt để từ đó phúc vụ cho việc học tập một cách hoàn hảo nhất. Đó chính là thông điệp mà câu tục ngữ trên muốn gửi tới. Hãy biết xác định quan niệm “học thầy”, “học bạn” thế nào là hợp lí. Hãy biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với bản thân mình để đi đến đích một cách dễ dàng nhất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Văn Tuấn
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Tường Vi
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Khánh Linh Lê
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết