Đề1. Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đề 2. tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện cùng 1 ngư dân có tham gia chuyến ra khơi trong bài thơ đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ huy cận đó là 1 cuộc gặp gỡ thú vị
Đề 3. em hãy đóng vai người lính trong 1 bài thơ viết về đề tài người lính trong chương trình ngữ văn lớp 9 kể lai câu chuyện cuộc đời mik
*mọi người đừng chép mạng nhá mik đang cần gấp lắm mai ktra r
Đề 1:
Đây là câu chuyện sáng tạo rất hay, cách dẫn dẵn chuyện rất lôi cuốn, chúng tôi xin chia sẻ để các bạn tham khảo, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn. Chúc các bạn học giỏi. Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Ph ạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó. Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại. Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử. Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn. Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những g iây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phă ng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày cà ng giàu mạnh.Buổi sớm đầu đông, tôi tung tăng tới trường, trong tiếng chim ca ríu rít, dưới bầu trời xanh thăm thẳm…Hôm nay, tôi sẽ được học bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, một bài thơ tôi rất thích từ hồi Tiểu học. Vừa lẩm nhẩm đọc lại bài thơ, tôi vừa mơ màng tưởng tượng như đang đi trên một con đường rừng gập ghềnh, hiểm trở. Tất cả bỗng chợt mờ nhòa trước mắt tôi bởi một làn khói bụi mờ ảo, rồi lại như dần hiện ra rõ nét từng cảnh vật…
Một đoàn xe tải băng qua. Tôi ngơ ngác nhìn theo:
- Sao lại có xe ở con đường rừng này nhỉ?
Đang mông lung suy nghĩ thì lại một đoàn xe tải nữa rầm rầm tiến tới, đất dưới chân tôi rung chuyển. Tôi lùi vào bên đường cho xe qua. Một, hai, ba…Bỗng chiếc xe thứ sáu, cũng là chiếc xe cuối cùng dừng lại. Một chú bộ đội mặc quần áo xanh, tươi cười xuống xe:
- Cháu bé, sao lại ở đây một mình thế, lạc mẹ hả? Để chú đi tìm giúp nha?
- Không, cháu đâu có lạc mẹ, cháu đến thăm các chú lính lái xe Trường Sơn đấy chứ, chú có biết họ không?
Chú không trả lời chỉ bảo tôi lên xe đi theo chú. Ngồi trên xe thích thật. Tôi nhìn chăm chăm vào chú lính ấy, có điều gì ở chú làm cho tôi cảm thấy thân quen quá. Chú quay ra nhìn tôi, nụ cười ấm áp. Tôi giật mình lảng đi, rồi bạo dạn hỏi:
- Chú là lính lái xe Trường Sơn phải không ạ?
Chú vẫn chẳng nói gì cả, chỉ cười và chăm chú nhìn con đường phía trước. Gió ở hai bên tạt vào mát lạnh.
- Xe gì mà không có kính thế này? Tôi ngạc nhiên.
Một chú chim ở đâu liệng qua, tôi vội với tay về phía nó nhưng không kịp. Hay thật! Tôi bắt đầu thò hai tay ra ngoài, thò luôn cả đầu, một cảm giác sung sướng như bay. Nào ngờ lại bị chú mắng:
- Nguy hiểm đó, cháu nghịch thật đấy!
Tôi phụng phịu chui vào.
- Không lạnh hả cô bé? Thực ra xe các chú vốn có kính, nhưng bị bom giật, bong rung làm vỡ hết rồi.
- Thích thế, cháu thích được ngồi trên những chuyến xe thế này.
Rồi hai chú cháu lại chìm vào những giây phút yên lặng.
Chiếc xe bỗng dừng lại ở chỗ có ba bốn túp lều. Tôi xuống xe. Ở đây xung quanh là cây rừng, mọi thứ đều đơn sơ và hoang vắng quá. Có mấy con gà cục ta cục tác chạy khắp sân, một vại nước nhỏ và một cái gáo tí hon, dây phơi quần áo cũng nhuộm đầy một màu xanh. Cuộc sống ở đây thật yên bình, khiến cho người ta đâu còn cái cảm giác của chiến tranh nữa.
Một làn nắng nhẹ nhàng làm bừng lên cả không gian yên ắng nơi đây. Có một chú xắn quần ống thấp ống cao từ đâu chạy đến xé toang cái không khí im lặng ấy.
- Này nhóc, chơi đâu mà lạc đến đây thế hả? Bộ không sợ thằng Mĩ nó bắn sao?
- Có các chú rồi, lo gì nữa ạ?
- Đáo để nhỉ, vào đây nấu cơm cho các chú, bé con.
Tôi lon ton chạy theo, cũng với ống quần thấp cao bê cái nồi cơm mà với tôi là “to tướng”. Bỗng một chú có vẻ nghiêm nghị hơn trông thấy tôi, chú hỏi:
- Sao cháu lại ở đây?
Biết ngay đây là chỉ huy trưởng, tôi bèn lân la đến.
- Cháu muốn ở đây chơi được không chú? Chú kể chuyện cho cháu nghe đi, cháu thích lắm.
Không biết chú có đồng ý không mà đã vòi rồi, tôi thấy ngường ngượng. Nhưng chợt chú nhìn tôi và bảo:
- Tí tuổi đầu mà cũng thích chuyện chiến đấu. Được, chú tình nguyện.
Chú chỉ huy dắt tay tôi đi và không quên dặn chú lính đang bưng rá gạo:
- Cậu đi nấu cơm nhanh lên, anh em đói rồi đấy.
Rồi tôi cùng chú chỉ huy trưởng đến một gốc cây cao su to, có bàn ghế đầy đủ. Chiếc ghế gỗ kẽo kẹt nghe thật vui tai.
- Chú ơi, ở đây toàn những chú hiền nhỉ, chắc cuộc sống vui lắm phải không chú?
- Cháu không biết chứ cuộc sống ở đây vất vả lắm. Hàng ngày các chú phải vận chuyển lương thực, cả thuốc thang và vũ khí ra tiền tuyến. Nhưng lúc nào gặp nhau cũng có tiếng cười, lúc nào cũng chuyện trò tếu táo. Các chú phải làm cả công việc của các bà nội trợ, rửa bát, nấu cơm…Tối đến lại quây quần bên đống lửa diễn kịch, kể chuyện cười…Nhiều hôm bọn chú phải đi cả đêm để kịp vận chuyển vũ khí, lương thực cho quân ta.
- Thế thì mệt lắm chủ nhỉ?
Chú bỗng trầm ngâm, đôi mắt xa xăm. Một làn gió nhẹ xào xạc làm một chiếc lá rơi trên tóc chú.
- Đúng là rất gian nan. Những ngày nắng ráo thì bụi tung mù mịt, những ngày mưa thì đường rừng trơn bùn lầy, mưa cứ xối thẳng vào mặt. Bọn chú có lúc cũng thấy sợ bom đạn. Nhưng đó chỉ là cái cảm giác của thời gian đầu thôi. Sau thì chỉ có thẳng tiến. Vui nhất là lúc gặp mấy cô thanh niên mở đường, người con gái nào cũng dịu dàng và anh dũng. Con gái mà còn thế huống chi các chú – những chàng trai can trường càng phải cứ thẳng mà tiến chứ.
- Hay thật đấy! Ước gì cháu được lớn bằng các chú nhỉ! À, chú này, kỉ niệm nào làm chú nhớ nhất, tiết lộ cho cháu với.
Chú mỉm cười, lắc đầu:
- Nhóc này, nhiều chuyện quá. Nhưng dù sao chú cũng chưa tâm sự với ai, nghe xong cấm phát biểu cảm nghĩ đó nha.
- Đồng ý! Tôi giơ cả hai tay lên rồi cười hì hì…
Tiếng lá rừng xôn xao, những giọt nắng nhỏ nghịch ngợm, luồn qua kẽ lá, chui xuống chỗ chú cháu tôi ngồi mà nhảy nhót. Tất cả đã sẵn sàng lắng nghe giọng kể ấm áp của người chiến sĩ.
- Đó là bữa cơm của ngày đầu tiên chú đến tiểu đội. Chú bị gọi là “cô dâu mới về nhà chồng” đấy, ngượng và xấu hổ lắm. Trời, chú không thể tưởng tượng được, một mâm cơm trải dàn những bát và đũa, chỉ có ba món: Rau rừng luộc, canh măng rừng và ít thịt nạc khô. Bỗng một anh cầm đũa gõ keng keng vào bát, tất cả cùng hòa nhịp hát rộn vang cả khu rừng. Vui ghê! Tất cả mọi khoảng cách bỗng đều tan biến đi hết. Bữa ăn tuy đạm bạc nhưng làm chú xúc động quá. Họ gắp cho nhau từng miếng thịt. Bữa ăn đầu tiên ấy tuyệt thật, một bữa ăn bình thường thôi nhưng dù muốn quên chú cũng chẳng thể quên được.
Tôi thấy hình như đôi mắt chú rưng rưng. Cả tôi nữa, tôi vừa cảm nhận được một thứ tình cảm “gia đình” rất đặc biệt của những người lính…
- Cô bé này sao bỗng thộn người ra thế?
- Chú ơi, cháu đói quá!
Vừa lúc ấy một chú khắp khu lều gọi mọi người.
- Anh em ơi, đi ăn cơm nào!
Vậy là tôi lại được gặp lại bữa ăn đầu tiên ở tiểu đội của chỉ huy trưởng rồi!
Ăn xong, các chú lại quây quần bên đống lửa, tiếng đàn ghi ta vang lên hòa cùng tiếng hát của những người lính. “Xe ta bon trên những dặm đường, giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo, đồi nương mà xe ta băng ra chiến trường…”…
Khúc quân hành ấy cứ ngân vang, ngân vang, vọng khắp khu rừng…Tôi đã trở lại con đường đến trường từ bao giờ mà khúc hát vẫn âm vang khiến lòng tôi xao xuyến mãi.