ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI LỚP 6,7,8 (lần 1)
Năm học 2020-2021
MÔN: HÓA HỌC 8
thời gian làm bài: 120 phút.
Câu 1: (4điểm)
1) Một nguyên tử X có tổng số hạt proton, electron và notron trong nguyên tử là 46. Biết trong hạt nhân nguyên tử số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
a) Tính số proton, electron và notron trong nguyên tử X.
b) Cho biết X thuộc nguyên tố hóa học nào.
2) Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe như sau, em hãy:
a) Điền đúng tên cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho.
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.
c) Cho biết tác dụng của lớp nước mỏng hoặc lớp cát mỏng ở đáy bình.
Câu 2: (4 điểm): Lập PTHH cho các phản ứng sau:
1) CH4 + O2 → ...
2) C + O2 → ...
3) ... + O2 → K2O.
4) P + O2 → ...
5) FexOy + HCl → ... + H2O.
6) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O.
7) FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.
8) Fe3O4 + Al → Fe + Al2O3.
Câu 3: (4 điểm)
1) Tính khối lượng của từng nguyên tố có trong 37,6(g) Cu(NO3)2.
2) Để đốt cháy hoàn toàn 0,672(g) kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53(g) KMnO4. Hãy xác định kim loại R.
Câu 4: (4 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 17,2(g) một hợp chất A cần dùng hết 20,16 dm3 khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O với tỉ lệ về thể tích VCO2 : VH2O = 4 : 3 (đo cùng nhiệt độ và áp suất).
1) Tìm công thức phân tử của A. Biết 1 < dA/CO2 < 2.
2) Viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy chất A.
Câu 5: (4 điểm)
Cho 13,44(l) hỗn hợp khí X gồm hiđro và axetilen(C2H2) có tỉ khối so với nitơ bằng 0,5. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 5,6(g) hỗn hợp X có thành phần như trên trong bình kín chứa 28,8(g) oxi. Phản ứng xong làm lạnh để ngưng tụ hết hơi nước thu được khí Y (thể tích các khí đo ở đktc)
1) Viết phương trình hóa học.
2) Tính thành phần % theo thể tích và theo khối lượng của hỗn hợp Y.
(Các bạn làm giúp mình bài khảo sát học sinh giỏi này nhé )
Câu 1 :
(1)
a)
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=46\\n-p=1\end{matrix}\right.\)⇒ \(\left\{{}\begin{matrix}p=15\\n=16\end{matrix}\right.\). Vậy X có 15 hạt proton,15 hạt electron và 16 hạt notron.
b) X là nguyên tố Photpho.
(2)
a)
(1) : Dây sắt cuốn.
(2) : Khí oxi
(3) : Dải Magie làm mồi cháy.
b) Hiện tượng : Sắt cháy sáng,có chất rắn màu nâu nhạt tạo thành.
\(3Fe + 2O_2 \xrightarrow{t^o} Fe_3O_4\)
c) Vì lượng nhiệt tỏa ra nhiều nên cần một lớp nước hoặc cát mỏng để tránh làm nổ bình.
Câu 2 :
\(CH_4 + 2O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2 + 2H_2O\\ C + O_2 \xrightarrow{t^o} CO_2\\ 4K + O_2 \xrightarrow{t^o} 2K_2O\\ 4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5\\ Fe_xO_y + 2yHCl \to xFeCl_{\dfrac{2y}{x}} + yH_2O\\ Fe + 6HNO_3 \to Fe(NO_3)_3 + 3NO_2 + 3H_2O\\ 4FeS_2 + 11O_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe_2O_3 +8SO_2\\ 3Fe_3O_4 + 8Al \xrightarrow{t^o} 9Fe + 4Al_2O_3 \)
Câu 3 :
1)
\(n_{Cu(NO_3)_2} = \dfrac{37,6}{188} = 0,2(mol)\)
\(n_{Cu} = 0,2(mol) \to m_{Cu} = 0,2.64 = 12,8(gam)\\ n_N = 0,2.2 = 0,4(mol) \to m_N = 0,4.14 = 5,6(gam)\\ m_O = m_{Cu(NO_3)_2} - m_{Cu} - m_N = 37,6-12,8-5,6 = 19,2(gam)\)
2)
\(2KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\\ n_{O_2} = \dfrac{1}{2}n_{KMnO_4} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{5,53}{158} = 0,0175(mol)\\ n_{O_2\ đã\ dùng} = 0,0175.80\% = 0,014(mol)\)
Gọi hóa trị của R là n
4R + nO2 \(\xrightarrow{t^o}\) 2R2On
\(\dfrac{0,056}{n}\)....0,014.....................................(mol)
Suy ra: \(\dfrac{0,056}{n}.R = 0,672 \to R = 12n\)
Với n = 2 thì R = 24(Mg).Vậy R là Magie
Câu 4 :
a)\(n_{O_2} = \dfrac{20,16}{22,4} = 0,9(mol)\\ n_{CO_2} = 4a(mol) \to n_{H_2O} = 3a(mol)\)
Bảo toàn khối lượng :
17,2 + 0,9.32 = 4a.44 + 3a.18
⇒ a = 0,2.
\(n_C = n_{CO_2} = 0,2.4 = 0,8(mol)\\ n_H = 2n_{H_2O} = 0,2.3.2 = 1,2(mol)\\ n_O = \dfrac{17,2-0,8.12-1,2}{16} = 0,4(mol)\\ n_C : n_H : n_O = 0,8 :1,2 : 0,4 = 2 : 3 : 1\)
A có dạng : \((C_2H_3O)_n\)
Mà : \(44 < (12.2 + 3+16)n <44.2\)
⇒ n = 2
Vậy CTPT của A: \(C_4H_6O_2\)
b)\(C_4H_6O_2 +\dfrac{9}{2}O_2 \xrightarrow{t^o} 4CO_2 + 3H_2O\)
Em chia nhỏ câu hỏi để các bạn có thể hỗ trợ tốt nhất nhé !!!