Đề: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Thời gian làm bài: từ 23/11 đến 5/12
Yêu cầu: Không cóp trên mạng xuống, chỉ dựa từ 5 => 10 ý hay thôi. Mình đã đọc hết các bài viết trên mạng rồi nên mọi người không gian lận được đâu nha
Cách thức nộp bài: Nộp bài dưới dạng tin nhắn.Vì hộp tin nhắn có giới hạn chữ cái nên gửi từng đoạn cho mình (tức là gửi đoạn này hết chỗ xuống dòng thì gửi tiếp cái khác). Chứ đừng trả lời trên câu hỏi nhé, như vậy sẽ lộ quyền riêng tư và coi như bạn đã đăng lên mạng rồi
Phần thưởng: Mình sẽ tặng bạn nào gửi bài làm hay nhất 1 thẻ cào điện thoại Viettel 10K (nếu bài các bạn hay hơn so với yêu cầu thì mình sẽ hậu tạ card điện thoại Viettel 20K). Mình sẽ gửi trực tiếp qua hộp thư
thử xem sao chứ mình chưa học nên hơi tự ti mới có lớp 7 à
Bước vào nhà, tôi lễ phép thưa:
- Con chào ba,con chào bác con mới đi học về!
Bố tôi vẫn đang mải mê nói cười, chắc hẳn vị khách đó từ lâu không gặp bố tôi nên ông mới vui vẻ vậy. Bỗng nhiên, vị khách đó chợt nhìn thấy tôi liền hỏi:
- Đây là coi gái thứ hai mà anh vừa mới giới thiệu đấy à? Chào con, bác tên là Trực, là bạn thân lâu năm của ba con.
Lúc đó bố tôi mới biết tôi vừa về, bố tôi vui vẻ bảo:
- Vâng đây là cháu thứ hai nhà em ạ. Giới thiệu với con, bác ấy là bạn của ba. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Trung Trực? Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa? Hình như là bài thơ về một tiểu đội nào đó mà tôi vẫn mải mê đọc khi cầm cuốn sách lớp Chín của chị hai. A nhớ rồi ! Chính là " Bài thơ về tiểu đội xe ko kính " Tôi đã nhớ ra rồi ! Từ khi đọc bài thơ ấy,tôi đã ao ước gặp những con người quả cảm đó, nhưng tôi nghĩ bây giờ chắc họ cũng ko còn nữa , ai ngờ vẫn còn sống . Tôi xin bố cho nói chuyện với bác một lát.Bác có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy bác là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi bác kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Bác kể với tôi, năm 1969 là năm bác thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam.
Bác còn kể lại rằng , Mĩ tìm cách phá cho bằng được. Bom,súng,đạn tất tần tật những thứ có sức công phá ác liệt nhất đều được chúng đem ra sử dụng. Tôi đang nghĩ đến việc hàng ngàn khu rừng bị thiêu cháy, muông thú, con người đều bị giết một cách bi thảm. Vài người còn sống sót thì tạm ở trong những nơi kín đáo nhất có thể, có khi có những người ko thể tìm chỗ nấp đành phải vùi xuống nước. Thật là bi thương!
Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, bác lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Bác còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các bác còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Câu thơ đó ca ngợi những người chiến sỹ nên chắc ai cũng biết.Ý nghĩa của nó quả ko sai. Người chiến sỹ Trường Sơn vừa giản dị lại anh dũng. Họ sống thế nào cũng được miễn là mọi người được yên bình, vui vẻ. Họ quên đi bản thân mình, thà ẩn nấp ngày đêm trong bom đạn còn hơn là sống trong sự lo sợ mà ko biết phải làm gì. Thà hi sinh một cách cao cả còn hơn là chết một cách vô nghĩa. Vậy nên, mỗi người phải như những người chiến sỹ , anh dũng, quả cảm, giản dị mà lại còn yêu nước.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe bác kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.