-Không nên chạy ra khỏi nhà nhất là những cao tần vì không đủ thì giờ chạy ra khỏi vị trí tòa nhà.
- Hàng ngàn người cùng chạy sẽ gây nhiều dao động khiến tòa nhà dễ sập, sự xô đẩy lẫn nhau làm cho nhiều người bị thiệt mạng.
- Nên ở trong nhà, chui xuống gầm bàn, ghế hay giường.v.v. để tránh đồ đạc rơi lên đầu, khi chấn động chấm dứt nên ra khỏi nhà phòng nhà bị sập vì những hậu chấn tiếp theo.
- Không nên đi thang máy vì thường bị mất điện, ngoài đường nên tránh xa các trụ đèn, cột trụ, tường, nhà cao tần, nhà kính, cây cao.v.v để tránh mọi gãy, vỡ, đổ, văng vào người.
- Khi lái xe cần tấp vào lề đường, đừng cố vượt qua cầu ví có thể cầu bị sập, nếu đứng trên bờ núi, bờ đất cao, vùng trượt dốc phải tránh xa vì có thể bị lở đất, gần bờ biển nên chạy vào vùng đất cao hơn vì có thể bị sóng thần.
Còn các quốc gia tân tiến nhiều kiến trúc cao tần, đường sá chằng chịt, dân số đông, xe cộ tấp nập và nhà cửa được xây cất nhiều loại vật liệu khác nhau cho nên việc phòng động đất rất cần thiết và phải được thực tập một vài lần để họ làm quen với sự việc. Động đất đã cướp đi nhiều sinh mạng và tài sản cho nên chúng ta nên chuẩn bị để có thể hạn chế được phần nào thiệt hại về tinh thần lẫn vật chất.
*Chúng ta nên chuẩn bị sẵn sàng:
-Phải hiểu rõ nơi an toàn trong nhà
-Chuẩn bị nước uống (mỗi ngày cho một đầu người từ 2- 3 lít nước)
-Chuẩn bị túi balô hay túi cấp cứu bỏ những vật dụng cần thiết vào để ở nơi nào mà cả nhà đều biết như: Đèn pin, nước, lương thực, Radio xách tay, bản copy giấy tờ tùy thân, giấy trương mục ngân hàng, bật lửa, đèn cầy
- Họp cấp cứu ( nếu có bệnh phải bỏ thuốc điều trị thường dùng mỗi ngày)
- Mũ bảo vệ, khăn tay, áo quần lót, bao tay
- Tấm Bạt phòng chống lạnh, không thấm nước, dây thừng.
- Dùng bản lề để gắn những giá cụ vào tường để tránh bị ngã
- Dáng giây kiếng lên kính tủ hay cửa để phòng việc thủy tinh vỡ
- Ghi rỏ số điện thoại các nơi cứu cấp, khẩn cấp và những người biết nói ngôn ngữ của mình
- Phải biết nơi đến lánh nạn hay bệnh viện ở gần nhà và đường đi đến đó.