Bài 30. Tổng kết

Lâm Thái Nguyên

để giữ được hình dạng chữ S như ngày nay thì nước ta đã phải trải qua những gì?

Dương Hạ Chi
6 tháng 6 2017 lúc 12:50

Phải trải qua những cuộc chiến tranh, lao động vất vả, không ngừng học hỏi,...

Dương Nguyễn
6 tháng 6 2017 lúc 13:28

- Để có được hình dạng chữ S như ngày nay, thì nước ta đã trải qua cả một quá trình lịch sử lâu dài:

Tên vùng đất Qúa trình sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam
Tây Bắc - Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân sang chiếm tỉnh Tuyên Quang nước ta. Nhà Lý đánh trả lại và giành thắng lợi. Nhân cơ hội đó, vua Lý sáp nhập vùng đất Đại Lý vào nước ta, đó là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu cũng được trao cho lãnh thổ Việt Nam.
Miền Trung - Các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận ngày nay đều là đất của Chăm Pa khi xưa. Năm 1069 - 1693, các triều vua Việt Nam đã tiến chiếm toàn bộ lãnh thổ nước Chăm Pa. Ngoại trừ một lần duy nhất vào năm 1306, vua Chăm Pa tự nguyện dâng hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho vua Trần để làm sính lễ hỏi cưới Huyền Trân công chúa.
Tây Nguyên - Năm 1830 - 1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng vào lãnh thổ nước ta.
Nam Bộ

- Nam Bộ trước đây thuộc chủ quyền của Cam-pu-chia. Năm 1708 - 1757, các vua Nguyễn đã ra sức sáp nhập toàn bộ vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam với những cách khác nhau như:

+ Chủ động tiến chiếm Long An, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.

+ Được tặng hai vùng đất An Giang, Đồng Tháp khi giúp đỡ quân sự cho nội bộ Cam-pu-chia để vua Cam-pu-chia được lên ngôi.

+ Người Hoa từ Trung Quốc di cư sang Cam-pu-chia, lấy đất khai khẩn là Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau dâng cho chúa Nguyễn để được chúa bảo hộ

+ Người Việt từ miền Trung di cư sang Cam-pu-chia. Sau đó chúa Nguyễn lấy đất đó sáp nhập vào lãnh thổ nước ta, đó là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hoà, Vũng Tàu.

Quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa - Năm 1816, Nguyễn Ánh chính thức cho cấm cờ, xác lập chủ quyền. Ngày nay, theo công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển Unclos năm 1982, Việt Nam hoàn toàn có thể khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo này.
Lâm Thái Nguyên
6 tháng 6 2017 lúc 13:04
Lâm Thái Nguyên
6 tháng 6 2017 lúc 13:12

ý em là nêu cụ thể ra quá trình sáp nhập các vùng đất vào lãnh thổ nước ta

Dương Hạ Chi
6 tháng 6 2017 lúc 13:15
Dưới thời nhà Lý

Từ khi nhà nước Văn Lang được thành lập cho đến đầu đời nhà Lý, lãnh thổ Việt Nam gần như ổn định bao gồm vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Năm 1014, tướng của Vương quốc Đại Lý là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn quân vào cướp châu Bình Lâm, vùng đất thuộc tỉnh Tuyên Quang ngày nay. Vua Lý Thái Tổ sai con trai là Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, "chém đầu hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết" [1]. Nhân đó Vua Lý Thái Tổ sáp nhập vùng đất mà ngày nay là Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái vào Đại Cồ Việt. Sau đấy vua Lý tiếp tục sáp nhập vùng đất của tộc người Thái vào lãnh thổ, đó là vùng đất thuộc tỉnh Sơn La ngày nay.

Năm 1069, vua Lý Thái Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tự do. Đây là vùng đất Quảng Bình, bắc Quảng Trị ngày nay.

Dưới thời nhà Trần

Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân đem 2 châu Ô, châu Lý làm quà sính lễ để cưới Huyền Trân Công chúa, đó là vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế ngày nay.

Năm 1402, Hồ Hán Thương đem đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Hai bên đung trận, tướng Việt là Đinh Đại Trung và tướng Chiêm Thành là Chế Tra Nan đều tử trận. Vua Chiêm Jaya Indravarman VII (Tiếng Việt là Ba Đích Lại) hoảng sợ đem dâng đất Chiêm Động, Cổ Lũy để cầu hòa. Vùng đất này thuộc các huyện Thăng Bình, Tam Kỳ, Quế Sơn, Duy Xuyên Quảng Nam và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Quảng Ngãi ngày nay.

Dưới thời nhà Lê

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Quân Đại Việt hạ thành Chà Bàn, bắt hơn 3 vạn quân Chiêm, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn. Vùng đất chiếm được của Chiêm Thành vua đặt làm thừa tuyên Quảng nam và vệ Thăng Hoa. Vùng đất này ngày nay thuộc Quảng Ngãi và Bình Định. Sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man của người Thái, năm 1478, sáp nhập vùng Sơn La, các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt (sau này tỉnh Hủa Phăn được trả lại cho Lào).

Dưới thời vua, chúa Nguyễn

Năm 1611, do người Chiêm Thành lấn chiếm biên ải, chúa Nguyễn Hoàng đã sai một viên tướng gốc Chăm là Văn Phong đưa quân vào dẹp loạn và đặt ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này.[2]

Năm 1653, vua Chiêm là Bà Tranh xâm phạm biên cảnh, chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sai người đánh dẹp, người Chiêm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khương, Diên Ninh và gồm 5 huyện: Quảng Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khương), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu (thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này là tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

Năm 1692, vua Chăm tên Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh Bình Khang tức vùng Diên Khánh ngày nay. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chiêm Thành bại trân, vua Chiêm và hoàng gia bị bắt.

Năm 1693, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại vùng đất của Chiêm Thành, chúa Chăm được gọi là Trấn Vương, là thần hạ của chúa Nguyễn.

Năm 1697, Chúa Nguyễn lấy một phần đất chiếm được của Chiêm Thành trong trận chiến 1692 lập thành Bình Thuận phủ.

Năm 1708, Mạc Cửu đầu phục Chúa Nguyễn Phúc Chu và dâng toàn bộ đất đai mà ông khẩn hoang lập ấp cho Chúa Nguyễn, đó là vùng đất thuộc Kiên Giang, Cà Mau ngày nay. Mạc Cửu được phong chức Tổng binh trấn Hà Tiên và phong tước Cửu Ngọc Hầu.

Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chu tiến chiếm và sáp nhập vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre

Năm 1739, Mạc Thiên Tứ khai phá và đưa thêm vào lãnh thổ Đàng Trong các vùng đất thuộc Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu ngày nay.

Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất ngày nay thuộc Long An, Tiền Giang để cầu hòa

Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng vùng đất ngày nay thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp.

Năm 1758, sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ Chân Lạp trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là thuộc An Giang, Đồng Tháp cho chúa Nguyễn

Các chúa Nguyễn cũng cho sáp nhập các vùng đất do người Việt vào vùng đất Chân Lạp khẩn hoang làm ăn ngày nay thuộc Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711[3]

Dưới thời Nguyễn và hoàn thiện lãnh thổ Việt Nam

Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Năm 1832, khi Lê Văn Duyệt từ trần, vua Minh Mệnh đem quân chiếm khu tự trị Thuận Thành Trấn, trừng phạt những quan chức Champa đã phục tùng Lê Văn Duyệt, xóa bỏ chế độ tự trị lập ra Ninh Thuận phủ.

Từ năm 1830-1834, vua Minh Mạng cho sáp nhập các vùng đất của các bộ tộc thiểu số Tây Nguyên, ngày nay thuộc Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Năm 1887, sau hiệp ước Pháp-Thanh, các vùng đất ngày nay là Lai Châu, Điện Biên được trao cho Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
happyfamilycute
Xem chi tiết
Bao Duong
Xem chi tiết
Kim
Xem chi tiết
vương băng bạch
Xem chi tiết
Đặng Trúc Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
lê quang nam
Xem chi tiết
Ngo Minh Anh
Xem chi tiết