Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TRỊNH NGỌC HÂN

Đề cương sử 7A1

Câu 1:

Cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thương Kiệt năm 1075- 1077?

Câu 2:

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?

Câu 3 : Trình bày ý nghĩa lích sử của 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên?

Câu 4: Qua 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên ta rút ra được bài học kinh nghiệm gì?

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống Tống để lại ý nghĩa gì?

Câu 6: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên?

Câu 7: Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?

Câu 8:

Trình bày diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động.

Câu 9:

Trận bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang.

Câu 10: Trình bày kết quả cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại ý nghĩa gì?

Câu 12 : Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 13 : Cho biết những điểm khác nhau trong nội dung của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật thời Lý- Trần. Sự khác biệt đó thể hiện điều gì của bộ luật Hồng Đức?

Câu 14:

Cho biết cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ có điểm gì giống với thời Lý- Trần . Nêu dẫn chứng cho thấy triều Lê Sơ rất quan tâm đến việc bảo vệ lãnh thổ quốc gia.

Câu 15 : Nêu các chính sách giáo dục , thi cử của triều đại Lê Sơ . Các chính sách đó có tác dụng ra sao?

Câu 16: Cho biết việc dựng bia Tiến sĩ trong Văn miếu có ý nghĩa như thế nào?

Câu 17: Giải thích vì sao trong khi nông nghiệp Đang Ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng Trong lại có phần phát triển?

Câu 18 :

Cho biết các chúa Nguyễn đã mở rộng lãnh thổ , xác lập chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thế nào?
Các bạn làm giúp mình nhá!hihi

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:19

2.* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:20

câu 2:

Hỏi đáp Lịch sử

Mink tự làm đó nha

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 16:17

Câu 13:Tiến bộ:

- Quan tâm đến chủ quyền quốc gia,mang đậm tính dân tộc.

- Quyền lợi, địa vị người phụ nữ được tôn trọng...

--->Bộ luật hoàn chỉnh hơn đầy đủ hơn

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 16:26

Câu 15:

- Dựng lại trường Quốc tử giám, mở trường học nhiều nơi.

- Tôn sùng đạo Nho.

- Giáo dục, thi cử, quy củ, chặt chẽ, thông qua 3 kì thi: Hương, Hội, Đình.

--->Đẩy mạnh phát triển việc giáo dục

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:20

3.Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:21

5.Ý nghĩa lịch sử :

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:22

7.Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta. Chúng xoá bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ ; sáp nhập nước ta vào Trung Quốc ; thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì, cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình, thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:22

8.* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:23

9.Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:25

12.

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:25

13.- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:27

16.- Khuyến khích nhân dân học tập và đỗ đạt làm quan.
- Răn đe quan lại phải có trách nhiệm chăm lo cho đời sống nhân dân ,xứng đáng với bảng Vàng

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:02

1:

Cách đánh độc đáo thông minh:

+Giai đoạn 1: Vừa tiến công,vừa tự vệ

+Giai đoạn 2:Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt

Tiểu Thư họ Nguyễn
14 tháng 6 2017 lúc 14:09

Câu 18 : Ở đàng Trong , các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ . Chính quyền tổ chức cho dân đi khai hoang ,lập làng ấp , lập hải đội ở vùng Hoàng Sa , Trường Sa .

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:29

3:

-Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc

-Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

-Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược

-Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:31

Câu 4:

Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.Có dân trong tay tức là chúng ta đã chiến thắng

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:36

Câu 5:

-Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống,bảo vệ toàn ven lãnh thổ

-Giữ vững độc lập chủ quyền cho đất nước

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 14:52

Câu 6: Nét độc đáo:

Cuộc Kháng chiến chống Mông Cổ lần I

-Xây dựng vườn ko nhà trống

-Vừa đánh vừa lui

-Đánh giặc tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu

-Phản công

Cuộc chiến kháng chiễn chống Mông-Nguyên lần II

-Xây dựng vườn ko nhà trống

-Vừa đánh vừa lui

-Phản công

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần III:

-Rút lui bảo toàn lực lượng

-Mai phục,phục kích

-Lấy yêu đánh mạnh ,lấy ít đánh nhiều


Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 15:32

Câu 7:
Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta:

+Chúng xoá bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ ,sát nhập nước ta vào Trung Quốc

+Thi hành chính sách đồng hoá và bóc lột nhân dân ta tàn bạo.

+Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì

+Cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình

+Thiêu huỷ phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị.


Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 15:36

Câu 8:

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.


Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 15:45

Câu 9:

Cuối năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo chống quân Minh xâm lược bước sang năm thứ 10, và đã đứng trước cửa ngõ thắng lợi hoàn toàn. Tuyệt đại bộ phận đất nước được giải phóng, địch chỉ còn co về chiếm giữ Thành Đông Quan (Hà Nội) và một số thành luỹ khác. Trước nguy cơ hoàn toàn thất bại, và để cứu đạo quân Vương Thông đang bị vây hãm ở Đông Quan, giặc Minh đã quyết định phái sang nước ta một đạo quân viện lớn do Liễu Thăng chỉ huy. Đạo quân này được tổ chức thành hai cánh tiến quân: cánh thứ nhất gồm 100.000 tên, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Liễu Thăng, tiến theo ngả Quảng Tây vào Lạng Sơn, Xương Giang. Cánh thứ hai gồm 50.000 tên do Mộc Thạch chỉ huy, tiến theo ngả Vân Nam vào Lào Cai, Việt Trì, Hai cánh này sẽ hợp vây tiêu diệt khối chủ lực chủ yếu của quân Lam Sơn đứng chân ở Đông Bắc Đông Quan, giải toả Đông Quân, tạo bàn đạp tiến về phía Nam.

Chủ trương của Lê Lợi - Nguyễn Trãi là tập trung chủ lực tiêu diệt cánh quân Liễu Thăng trước, kiềm chế, ngăn chặn cánh quân Mộc Thạch bằng lực lượng thứ yếu để tạo điều kiện tiêu diệt ở bước tiếp theo. Đồng thời, ta dùng một lực lượng tiếp tục vây hãm Vương Thông, không cho chúng hợp quân với các cảnh viện binh.

Trong bước chuẩn bị, ngày 28-9-1427, ta hạ Thành Xương Giang, xoá sổ dinh luỹ cuối cùng của địch ở phía Bắc Đông Quan, làm chủ hoàn toàn chiến trường dự kiến tác chiến trên hướng chủ yếu.

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 15:47

câu 10:

Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Đất nước hoàn toàn được giải phóng.
- Giành được độc lập tự chủ
- Chấm dứt 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra thời kì phát triển mới - thời Lê Sơ

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 15:54

Câu 11:

ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh,bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
- Mở ra một thời kì mới cho đất nước,KĐ chủ quyền dân tộc

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 16:09

Câu 12:

Nguyên nhân thắng lợi.

- Nhân dân có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến.

- Tinh thần chiến đấu anh dũng quân sĩ

- Đường lối chiến thuật đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân <Lê Lợi, Nguyễn Trãi>.

Bình Trần Thị
14 tháng 6 2017 lúc 12:24

11.Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 19:31

Câu 17:

Ôn tập lịch sử lớp 7

Đạt Trần
14 tháng 6 2017 lúc 19:35

Câu 16:

-Minh chứng cho việc học rộng tài cao của các thi sĩ.Đây để kích thick những người thi,luôn khao khát để thành công đỗ đạt

-Để những người đời sau có thể tưởng nhớ những người đời trước

-Răn đe quan lại phải có trách nhiêm chăm lo cho đời sống của ND xứng đáng vs bảng vàng

nguyen kieu trang
11 tháng 1 2018 lúc 20:14

Câu 15:

- Dựng lại trường Quốc tử giám, mở trường học nhiều nơi.

- Tôn sùng đạo Nho.

- Giáo dục, thi cử, quy củ, chặt chẽ, thông qua 3 kì thi: Hương, Hội, Đình.

--->Đẩy mạnh phát triển việc giáo dục

 


Các câu hỏi tương tự
halinh
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
Người Vô Hình
Xem chi tiết
Makoto Konno
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Thành
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
Xem chi tiết