đề cương ôn tập thi học kì II
1. nêu khái niệm sông, hệ thống sông, lưu vực sông.
2. sông và hồ khác nhau như thế nào ?
3. nêu lợi ích và tác hại của sông và hồ? biện pháp khắc phục.
4. tại sao độ muối giữa các biển vá đại dương lại khác nhau?
5. trình bày các hình thức vận động của nước biển và đại dương? nguyên nhân.
6. đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?
7. độ phì của đất là gì? con người có vai trò như thế nào trong việc làm tăng hay giảm độ phì của đất.
các bạn nhớ trả lời mik sẽ kik vào nút đúng mà!!!!
Câu 1:
- Sông là: dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển). Câu 2: * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền. Câu 4: Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.
Câu 5:
a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần
b.Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
c.Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái
Đất như gió tín phong và gió Tây ôn Đới....
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua
Câu 6:
Đất (hay thổ nhưỡng) gồm các thành phần:
- Khoáng chất do đá mẹ bị phá huỷ mà thành.
- Chất hữu cơ do xác sinh vật cung cấp cho đất.
- Nước và không khí tồn tại trong các khe hở của các hạt đất.
Câu 7:
-Độ phì hay độ phì nhiêu của đất là khả năng đất tổng hợp các chất dinh dưỡng, nước,... để giúp cho cây phát triển và sinh trưởng tốt. Độ phì nhiêu của đất tốt bao nhiêu thì đất tốt bấy nhiêu.
-Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:
- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.
- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.