Các thành phần tự nhiên của đất

Trần Mai

Câu 1 Giải thích tại sao xích đạo là vùng có góc nhập xạ lớn nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm ở khu vực này lại thấp hơn vùng chí tuyến?

Câu2 Sự giảm nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí và theo độ cao trên Trái đất khác nhau như thế nào?

Câu 3 Vận động của nội lực tác động như thế nào đến lớp vỏ Trái đất?

Trịnh Long
29 tháng 8 2020 lúc 15:42

1.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o Bắc

Nguyên nhân:

+ Mặc dù ở Xích đạo có góc chiếu mặt trời lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nhưng phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương nên nhiệt độ trung bình năm không quá cao. Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.

+ Ngoài ra ở vùng Xích đạo có mưa nhiều, đồng thời có môi trường Xích đạo phát triển nên khí hậu mát mẻ, nóng ẩm điều hoà.

+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o Bắc thì phần lớn diện tích là lục địa (môi trường nhiệt đới và hoang mạc). Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.

2.

*Phân bố theo vĩ độ địa lí:
- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.
- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

*Phân bố theo địa hình

- Đặc điểm:

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,6oC.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.

- Nguyên nhân: Góc nhập xa khác nhau, tác động của dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật và các hoạt động sản xuất của con người,…


Bình luận (0)
Trịnh Long
29 tháng 8 2020 lúc 15:43

* Tác động của nội lực

1. Vận động theo phương thẳng đứng

- Là vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất.

- Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

- Tác động:

+ Làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

+ Diện tích lục địa hay đại dương được phân bố lại.

2. Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ờ khu vực này, tách dãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a) Hiện tượng uốn nếp

+ Các lớp đá xô ép, uốn thành nếp, nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng.

+ Do các lực nén ép theo phương nằm ngang.

+ Tạo thành các uốn nếp và các dãy núi uốn nếp.

b) Hiện tượng đứt gãy

+ Do tác động của lực nằm ngang.

+ Các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang.

+ Tạo ra các hẻm vực, thung lũng; sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào


Bình luận (0)
Đạt Trần
29 tháng 8 2020 lúc 21:55

Lớp 6 thì giải thích ngắn gọn thôi nha

1) Khu vực xích đạo có nhiều biển, đại dương, rừng và mưa nhiều nên nhiệt độ trung bình năm thấp hơn chí tuyến (chí tuyến diện tích lục địa lớn, mưa và thảm thực vật ít).

2)

Phân bố theo vĩ độ địa lí:

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao) do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt ít.

- Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

Phân bố theo độ cao:

- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

3) Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động vào các lớp đá làm sinh ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy, động đất, núi lửa ...



Bình luận (0)
Trịnh Long
29 tháng 8 2020 lúc 15:43

Câu 3 nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bạch Dương Phạm
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Bong Bóng Thủy Tinh
Xem chi tiết
Trần Linh
Xem chi tiết
CRISTIANO RONALDO
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
Trần Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Hello - Kitty
Xem chi tiết